Chế Lan Viên là một nhà thơ nổi tiếng của nước ta. Nổi bật nhất trong kho tàng thơ của bà chính là bài thơ Chiếc Bánh Vẽ. Bài thơ mượn hình ảnh của ” chiếc bánh vẽ ” để nói lên tình hình của đảng cộng sản bấy giờ toàn gian dối và lừa bịp. Ông sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị nhưng lại vô cùng sâu sắc đi vào lòng bạn đọc. Bài thơ được bạn đọc đánh giá cao và hưởng ứng mạnh mẽ. Ngay bây giờ hãy cùng chúng tôi cảm nhận sâu sắc ý nghĩa cao cả của nhà thơ!

Bánh vẽ

Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ
Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn
Cầm lên nhấm nháp.
Chả là nếu anh từ chối
Chúng sẽ bảo anh phá rối
Ðêm vui
Bảo anh không còn có khả năng nhai
Và đưa anh từ nay ra khỏi tiệc…
Thế thì đâu còn dịp nhai thứ thiệt?
Rốt cuộc anh lại ngồi vào bàn
Như không có gì xảy ra hết
Và những người khác thấy anh ngồi,
Họ cũng ngồi thôi
Nhai ngồm ngoàm…

Phân tích bài thơ Bánh Vẽ của nhà thơ Chế Lan Viên

Chả cần phải khó nghĩ ta cũng hiểu ngay: Những “bánh vẽ” mà Chế Lan Viên nói ở đây thuộc các chủ trương, chính sách hay đường lối của Nhà nước, của Đảng. Có những thứ bánh vẽ chỉ gây tổn hại lớn nhỏ đối với nền kinh tế hay đời sống dân sinh, làm cho nhân dân đói khổ. Nhưng cũng có loại bánh vẽ thì lại làm… chết người. Có khi giết hàng nghìn, hàng vạn người lương thiện và vô tội.

Sự kiện hay còn gọi là “vụ án nhân văn giai phẩm” 1955-1958.

Cái bánh vẽ của Đảng Lao động VN (tức Đảng Cộng sản VN bây giờ) và Chính phủ nước VN Dân chủ Cộng hòa – Người ta gọi đó là “chiến dịch đấu tố thảm sát tàn bạo”. Nồi da xáo thịt kinh hoàng. Đồng bào, đồng loại thảm sát, tận diệt lẫn nhau. Những người cùng huyết thống trong gia đình bị tuyên truyền, cưỡng chế vu cáo ám hại nhau. Con đấu tố cha, vợ vu cáo chồng… là địa chủ cường hào, là phản động, là bóc lột. Giẫm đạp lên luân thường đạo lý. Người ta chưa biết thật chính xác về số người đã bị giết trong CCRĐ. Có nguồn tin thì nói khoảng 120.000 người bị giết, nhưng cũng có thông tin những người bị giết lên đến trên 170.000 người. Vậy chí ít cũng phải trên chục vạn người bị giết ở cuộc CCRĐ ấy. Trong đó, cứ 10 người đem ra kết án rồi bắn chết thì có 7 người bị vu oan.
Bao nhiêu người cách mạng – hy sinh cả một đời, hy sinh cả gia đình, cống hiến của cải cho kháng chiến… cuối cùng cũng bị đội cải cách của chính phủ qui tội, xử bắn rất tàn ác. Nói về những hành động giết chóc khủng khiếp thời kỳ ấy, thấy nổi trôi trên mạng mấy vần thơ của nhà thơ Tố Hữu – một ông quan cách mạng mà sau này lên tới chót đỉnh, uỷ viên trong Bộ chính trị của Đảng cộng sản, viết tuyên truyền trong thời ký CCRĐ. Thơ rằng:

” Giết! Giết nữa bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong
Cho Đảng bền lâu cùng rập bước tơ lòng
Thờ Mao Chủ tịch, thơ Sít-ta-lin bất diệt!”

Chẳng hiểu có đúng vậy không? Nghe vần thơ, giọng thơ thì rất giống thơ Tố Hữu. Nếu đúng thế thì – Chao ôi! Một ông quan cấp cao của Đảng cộng sản nhưng thơ khát máu quá!… mà lại là máu cùng đồng loại, giống nòi

Là phong trào đấu tranh của những văn nghệ sĩ đòi dân chủ, tự do văn hoá và trong sáng tác văn học nghệ thuật.

Bánh Vẽ – Bài thơ mang đậm ý nghĩa sâu sắc của Chế Lan Viên 1Bánh Vẽ – Bài thơ mang đậm ý nghĩa sâu sắc của Chế Lan Viên 2

Những văn nghệ sĩ trong Nhân văn giai phẩm tuyên bố: văn học nghệ thuật không để phục vụ cho chính trị, đó là quyền tự do sáng tác của họ. Với khẩu hiệu “trả lại văn nghệ cho văn nghệ sĩ”.

Họ phản đối sự chuyên chính của Đảng, đòi xoá bỏ sự đảng trị, độc đoán trên lĩnh vực văn hoá và sáng tác văn học nghệ thuật. Theo họ, chủ nghĩa cộng sản là không nhân văn, chà đạp con người. Họ chống sùng bái cá nhân. Phong trào nhân văn giai phẩm này đã bị Đảng và Nhà nước dùng bạo lực thanh trừng, bắt bớ, tù đầy. Hàng loạt các văn nghệ sĩ phải đi cải tạo, hoặc bị quản thúc, cấm sáng tác… kéo dài hàng chục năm. Trần Dần phẫn uất cứa cổ tự tử mà không chết. Từ một trào lưu đấu tranh đòi dân chủ, tự do trong văn học nghệ thuật – trở thành một vụ án “nhân văn giai phẩm”, đẩy thành một vụ án chính trị. Phong trào được khởi xướng 1955 và chính thức bị dập tắt tháng 6/1958.

Đến khi được cởi trói cho văn nghệ sĩ thì nhiều người đầu đã bạc, kẻ thì bệnh hoạn ốm đau… nào bại liệt, tâm thần, hoặc chết trước khi được cởi trói. Như nhạc sĩ Văn Cao được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh một năm sau khi mất (1996). Tháng 2/2007 các nhà văn trong nhóm Nhân văn giai phẩm như Phùng quán, Trần Dần, Yến Lan, Lê đạt, Hoàng Cầm thì được tặng giải thưởng Nhà nước… vì đã có công trong sự nghiệp sáng tác văn học của nước nhà. Chao ôi, mới thấy kiểu lãnh đạo của chế độ XHCN chúng ta, có khác gì bánh vẽ? Đúng là những thứ trò. Thậm chí những thứ trò và bánh vẽ ấy đầy giả tạo, lừa dân và vô nhân thất đức… “cởi ra rồi lại buộc vào như không”.
Xin quay trở lại với bài thơ “Bánh vẽ” của Chế Lan Viên. Tại sao một nhà thơ lớn của chúng ta cũng như bao văn nghệ sĩ khác, biết là “bánh vẽ” rồi… mà vẫn phải ngồi vào bàn, vẫn phải… ăn??? Như Người đã viết:

” Chả là… nếu anh từ chối
Chúng sẽ bảo anh phá rối
Và đưa anh ra khỏi bàn tiệc ”

Nghĩa là: nếu anh không ăn cái bánh vẽ của chúng, thì chúng sẽ “đánh”anh. Sẽ qui tội và sẽ… triệt anh. Cũng như “vụ án Nhân văn giai phẩm” vậy thôi.

Bài thơ Chiếc Bánh Vẽ là một thi phẩm phê phán sâu sắc của nhà thơ Chế Lan Viên. Bài thơ được sự hưởng ứng đông đảo từ bạn đọc và nhận được đánh giá cao nhất. Bài thơ đã đưa Chế Lan Viên đến gần hơn với mọi người. Qua bài viết góp phần giúp bạn đọc hiểu thêm về phong cách sáng tác thơ của ông.