Jean de La Fontaine (1621-1695) là một nhà thơ ngụ ngôn và nhà thơ cổ điển nổi tiếng của Pháp, những bài thơ của ông được biết đến rất rộng rãi vào thế kỷ XVII. Theo Gustave Flaubert, ông là nhà thơ Pháp duy nhất hiểu và làm chủ những kết cấu tinh vi trong của ngôn ngữ Pháp. Ông mang một phong cách thơ hiếm có và đầy mới lạ của nền thơ ca Pháp được nhiều người ca tụng. Ông có nhiều thi phẩm thành công trong việc ghi dấu ấn trong lòng độc giả. Nếu bạn tò mò về nhà thơ này thì hãy cùng chúng tôi cảm nhận nhé!

Các thầy lang

Le médecin Tant-pis allait voir un malade
Que visitait aussi son Confrère Tant-mieux.
Ce dernier espérait, quoique son Camarade
Soutînt que le Gisant irait voir ses aïeux.
Tous deux s’étant trouvés différents pour la cure,
Leur malade paya le tribut à Nature,
Après qu’en ses conseils Tant-pis eut été cru.
Ils triomphaient encor sur cette maladie.
L’un disait : Il est mort ; je l’avais bien prévu.
S’il m’eût cru, disait l’autre, il serait plein de vie.

Dịch

Thầy NGUY LẮM đến thăm con bệnh
Thầy KHÔNG SAO cũng đến gặp nhau
Thầy này: “Mạch vượng, không sao!”
Thầy kia: “Nguy lắm! E chầu tổ tiên”
Phương điều trị mỗi bên một phách
Thân chủ nghe theo cách thầy trên…
Bệnh nhân phủi sạch nợ trần
Mà hai vị cứ rướn gân khoe tài
Vị: “Tôi đoán có sai đâu nhé?
Y quy tiên, đúng lẽ quá rồi!”
Vị rằng: “Giá hắn nghe tôi
Hôm nay đã dậy đi chơi, mạnh ù!”

Gà đẻ trứng vàng

L’avarice perd tout en voulant tout gagner.
Je ne veux, pour le témoigner,
Que celui dont la poule, à ce que dit la fable,
Pondoit tous les jours un œuf d’or.
Il crut que dans son corps elle avoit un trésor.
Il la tua, l’ouvrit, et la trouva semblable
A celles dont les œufs ne lui rapportaient rien,
S’étant lui-même ôté le plus beau de son bien.
Belle leçon pour les gens chiches !
Pendant ces derniers temps, combien en a-t-on vus
Qui du soir au matin sont pauvres devenus,
Pour vouloir trop tôt être riches !

Dịch

Tham thì xôi hỏng bỏng không
Lãi lời đi đứt lại tong vốn nhà
Chuyện anh hám lợi mổ gà
Chứng minh điều đó kể ra cũng rành
Anh nọ thấy gà mình mỗi bữa
Đẻ đều cho một quả trứng vàng
Tưởng gà chứa cả kho tàng
Giết phăng, mổ bụng, anh chàng phanh ra
Nhưng bụng vẫn bụng gà, nào khác
Cũng một loài cục tác lá chanh
Nhất đời của quý tan tành
Tay anh đã vứt của anh mất rồi!
Bài học quý cho người hám lợi
Thời buổi nay vô khối kẻ khờ
Sớm chiều đã hoá xác xơ
Vì mong chóng đạt giấc mơ làm giàu.

Lừa mang xương thánh

Un baudet chargé de reliques
S’imagina qu’on l’adoroit :
Dans ce penser il se carroit,
Recevant comme siens l’encens et les cantiques.
Quelqu’un vit l’erreur, et lui dit :
Maître baudet, ôtez-vous de l’esprit
Une vanité si folle ;
Ce n’est pas vous, c’est l’idole
À qui cet honneur se rend,
Et que la gloire en est due.
D’un magistrat ignorant
C’est la robe qu’on salue.

Dịch

Lừa kia mang xương thánh
Cứ tưởng họ thờ mình
Nghĩ thế, nó vênh vênh
Nhận về mình hương khói
Thấy Lừa nhầm, người nói:
“Cụ Lừa ơi! Thôi đi!
Chớ tự đắc ngu si!
Người thờ gì Lừa chứ?
Bao tôn sùng vinh dự
Dâng tượng thánh đó thôi!”
Quan mà dốt đặc cán mai
Thì dân chỉ vái áo ngoài của quan

Nai và bụi nho

Un cerf, à la faveur d’une vigne fort haute,
Et telle qu’on en voit en de certains climats,
S’étant mis à couvert et sauvé du trépas,
Les veneurs, pour ce coup, croyaient leurs chiens en faute;
Ils les rappellent donc. Le cerf, hors de danger,
Broute sa bienfaitrice : ingratitude extrême !
On l’entend, on retourne, on le fait déloger :
Il vient mourir en ce lieu même.
“J’ai mérité, dit-il, ce juste châtiment :
Profitez-en, ingrats.” Il tombe en ce moment.
La meute en fait curée : il lui fut inutile
De pleurer aux veneurs à sa mort arrivés.
Vraie image de ceux qui profanent l’asile
Qui les a conservés.

Dịch

Nấp bụi nho kềnh cao chất ngất
Thứ nho to ít gặp dưới bầu trời
Được nho che, Nai khỏi bị toi đời
Người săn ngỡ chó lạc hơi, lui gót
Và gọi chó về, Nai may sống sót
Nhè ân nhân nhai ngấu… Tội vong ân!
Người nghe ra quay lại: Hết chỗ ẩn thân
Cùng đường chạy, Nai trở về đây bỏ mạng
Nó trăng trối: “Ta chết là rất đáng
Ai vong ân, coi đấy!” Đoạn Nai nhào
Đàn chó săn được uý lạo một chầu
Nai đã khóc hoài công với bọn người chực xẻo
Đó là hình ảnh kẻ phũ phàng giày xéo
Nơi vừa qua đã chở che mình

Rắn và chiếc giũa

On conte qu’un serpent, voisin d’un horloger
(C’était pour l’horloger un mauvais voisinage),
Entra dans sa boutique, et, cherchant à manger,
N’y rencontra pour tout potage
Qu’une lime d’acier, qu’il se mit à ronger.
Cette lime lui dit, sans se mettre en colère :
“Pauvre ignorant ! et que prétends-tu faire ?
Tu te prends à plus dur que toi.
Petit serpent à tête folle,
Plutôt que d’emporter de moi
Seulement le quart d’une obole,
Tu te romprais toutes les dents.
Je ne crains que celles du temps.”
Ceci s’adresse à vous, esprits du dernier ordre,
Qui, n’étant bons à rien, cherchez sur tout à mordre.
Vous vous tourmentez vainement.
Croyez-vous que vos dents impriment leurs outrages
Sur tant de beaux ouvrages ?
Ils sont pour vous d’airain, d’acier, de diamant .

Dịch

Thợ đồng hồ ở gần ổ rắn
(Rắn với người kề cận cũng gay!)
Rắn bò vào hiệu bác này
Tìm ăn mong thấy miếng nhai dẻo mồm
Một giũa thép – tuyệt không cơm cháo
Rắn cũng đeo gặm láo, gặm nhăng
Giũa không cáu kỉnh, bảo rằng:
“Ngốc ơi! Mi khéo làm ăn lạ kỳ!
Chơi kẻ cứng hơn mi gấp vạn
Rắn con ơi! Mi loạn óc rồi
Gặm ta chưa sứt tí chơi
Mà răng mi thảy đi đời nhà ma!
Răng thời gian ta mới ghê”
Hỡi những lũ thầy phê hạng bét
Cắn, mổ chi, xét nét lung tung?
Nhọc mình, công chả nên công
Những pho sách lớn chớ hòng in răng
Công trình tuyệt tác đừng nhằn
No là đồng, thep, nó bằng kim cương!

Thỏ rừng và gà gô

Il ne se faut jamais moquer des misérables,
Car qui peut s’assurer d’être toujours heureux?
Le sage Ésope dans ses fables
Nous en donne un exemple ou deux.
Celui qu’en ces vers je propose,
Et les siens, ce sont même chose.

Le lièvre et la perdrix, concitoyens d’un champ,
Vivaient dans un état, ce semble, assez tranquille,
Quand une meute s’approchant
Oblige le premier à chercher un asile:
Il s’enfuit dans son fort, met les chiens en défaut,
Sans même en excepter Brifaut.
Enfin il se trahit lui-même
Par les esprits sortants de son corps échauffé.
Miraut, sur leur odeur ayant philosophé,
Conclut que c’est son lièvre, et d’une ardeur extrême
Il le pousse; et Rustaut, qui n’a jamais menti,
Dit que le lièvre est reparti.
Le pauvre malheureux vient mourir à son gîte.
La perdrix le raille et lui dit:
«Tu te vantais d’être si vite!
Qu’as-tu fait de tes pieds?”Au moment qu’elle rit,
Son tour vient; on la trouve. Elle croit que ses ailes
La sauront garantir à toute extrémité;
Mais la pauvrette avait compté
Sans l’autour aux serres cruelles .

Dịch

Đừng bao giờ nhạo người khổ cực
Chắc đâu mình hạnh phúc lâu dài?
Trong truyện ngụ ngôn của ngài
Hiền triết Êdốp đã vài lần nêu
Một hay hai trong nhiều ví dụ
Những dòng thơ tôi thử đề ra
Cũng giống của ngài thôi mà
Cánh đồng xa gà gô và thỏ
Tình đồng hương ăn ở yên lành
Chó săn ập tới thình lình
Thỏ phải chạy trốn lánh mình cho mau
Chỗ ẩn kia kín sâu khó thấy
Đàn chó săn đã phải lạc đường
Kể cả tên Nhanh-vô-cùng
Nhưng tấm thân thỏ nóng bừng cả lên
Toát hết vía làm tên Thạo-ngửi
Nhận ra mùi mồi lủi đâu đây
Hăng tiết nó xông lên ngay
Sủa thúc đuổi thỏ chạy dài một hơi
Tên Không-dối-một-lời bèn nói
Rằng mồi đà chạy khỏi nơi đây
Đúng thế. Cũng vào lúc này
Chú thỏ tội nghiệp về ngay hang mình
Để được chết yên bình chốn ấy
Gà gô vừa nom thấy đã cười
Nhạo rằng: “Khoe chạy quá trời
Chân cẳng đâu rồi mà chịu nằm đây?”
Đang cười bị phát hiện ngay
Tưởng đâu đôi cánh vốn bay lẹ làng
Đảm bảo trước muôn vàn nguy biến
Gà gô chưa tính đến chim ưng
Móng sắc độc ác vô cùng

Đại bàng và cú

L’Aigle et le Chat-huant leurs querelles cessèrent,
Et firent tant qu’ils s’embrassèrent.
L’un jura foi de Roi, l’autre foi de Hibou,
Qu’ils ne se goberaient leurs petits peu ni prou.
Connaissez-vous les miens ? dit l’Oiseau de Minerve.
Non, dit l’Aigle. Tant pis, reprit le triste oiseau:
Je crains en ce cas pour leur peau:
C’est hasard si je les conserve.
Comme vous êtes Roi, vous ne considérez
Qui ni quoi: Rois et Dieux mettent, quoi qu’on leur die,
Tout en même catégorie.
Adieu mes Nourrissons, si vous les rencontrez.
Peignez-les-moi, dit l’Aigle, ou bien me les montrez:
Je n’y toucherai de ma vie.
Le Hibou repartit : Mes Petits sont mignons,
Beaux, bien faits, et jolis sur tous leurs compagnons:
Vous les reconnaîtrez sans peine à cette marque.
N’allez pas l’oublier ; retenez-la si bien
Que chez moi la maudite Parque
N’entre point par votre moyen.
Il avint qu’au Hibou Dieu donna géniture.
De façon qu’un beau soir qu’il était en pâture,
Notre Aigle aperçut d’aventure,
Dans les coins d’une roche dure,
Ou dans les trous d’une masure
(Je ne sais pas lequel des deux),
De petits monstres fort hideux,
Rechignés, un air triste, une voix de Mégère.
Ces enfants ne sont pas, dit l’Aigle, à notre ami.
Croquons-les. Le Galand n’en fit pas à demi:
Ses repas ne sont point repas à la légère.
Le Hibou, de retour, ne trouve que les pieds
De ses chers Nourrissons, hélas! pour toute chose.
Il se plaint; et les dieux sont par lui suppliés
De punir le brigand qui de son deuil est cause.
Quelqu’un lui dit alors: N’en accuse que toi
Ou plutôt la commune loi,
Qui veut qu’on trouve son semblable
Beau, bien fait, et sur tous aimable.
Tu fis de tes enfants à l’Aigle ce portrait:
En avaient-ils le moindre trait?

Dịch

Đại bàng và cú thôi cãi cọ
Cùng làm lành đến độ ôm hôn
Một lấy danh dự minh quân
Một lấy danh dự của dân mắt mèo
Hai bên thề cùng yêu lũ nhỏ
Tuyệt đối không coi đó là mồi
“Mấy đứa con nhỏ của tôi
Hình như bác đã biết rồi phải không?”
Đại bàng lắc, Cú buồn giọng tiếp:
“Tính mạng con chẳng biết thế nào
Trứng để đầu đẳng sợ sao
Nhờ vào may rủi lấy đâu vẹn toàn
Bác là vua, Đại bàng chúa tể
Bác chẳng hề để ý chi li
Xem là ai, xem cái gì
Dù có nghe nói này kia cũng vầy
Vua và thần xưa nay vẫn vậy
Mọi thứ coi cùng loại y chang
Lúc bác gặp chúng, phải chăng
Là lúc vĩnh biệt, tan hoang cửa nhà”
Đại bàng nói: “Xin bà mô tả
Các cháu nhà hoặc giả cho xem
Suốt đời tôi sẽ để yên”
“Chúng đáng yêu lắm” – Cú bèn nói ngay
“Mình bụ bẫm, mặt mày xinh xắn
Không kém thua các bạn trong miền
Tới nhà bác nhận ra liền
Những đặc điểm ấy khi nhìn chớ quên
Tên tử thần đáng nguyền rủa đó
Xin bác đừng để nó theo vô”
Trời cho một lũ con thơ
Một hôm Cú bận lần mò cái ăn
Do tình cờ Đại bàng thấy chúng
Đang nằm trong lỗ thủng lều tranh
(Hay trong hốc đá gập ghềnh
Người kể không nhớ ngọn ngành nơi mô)
Trông gớm ghiếc tựa hồ quái vật
Nhăn nhó hoài, nét mặt u sầu
Giọng địa ngục cứ làu bàu
Đại bàng nhìn chúng, trong đầu đinh ninh:
“Không phải con bạn mình, cứ xực!”
Vốn hào hoa không chút lần chần
Chàng chén sạch, chỉ còn chân
Cú mẹ về thấy than van, khẩn cầu
Xin các thần mau mau trừng phạt
Tên bất lương gieo rắc tang này
Nhưng thần có vị bảo ngay:
“Đi mà buộc tội chính mày, nếu không
Buộc tôi quy luật chung cứ muốn
Thấy con mình ngồn ngộn tươi xinh
Dễ thương, bụ bẫm hết mình
Mày vẽ cho bạn ảnh hình như ri
Hỏi rằng có chút giống chi?”

Sư tử dùng binh 

Le Lion dans sa tête avoit une entreprise.
Il tint conseil de guerre, envoya ses prévots,
Fit avertir les animaux ;
Tous furent du dessein, chacun selon sa guise :
L’éléphant devoit sur son dos
Porter l’attirail nécessaire,
Et combattre à son ordinaire ;
L’ours, s’apprêter pour les assauts ;
Le renard, ménager de secrètes pratiques ;
Et le singe, amuser l’ennemi par ses tours.
Renvoyez, dit quelqu’un, les ânes qui sont lourds,
Et les lièvres, sujets à des terreurs paniques.
Point du tout, dit le roi, je les veux employer :
Notre troupe sans eux ne seroit pas complète.
L’âne effraîra les gens, nous servant de trompette ;
Et le lièvre pourra nous servir de courrier.
Le monarque prudent et sage
De ses moindres sujets sait tirer quelque usage,
Et connoît les divers talents.
Il n’est rien d’inutile aux personnes de sens.

Dịch

Ấp ôm dự định trong lòng
Sư tử bèn họp hội đồng chiến tranh
Sai quân cảnh vòng quanh cáo thị
Để thần dân lĩnh ý của Ngài
Tham gia tuỳ sức tuỳ tài
Thảy đều nhất trí việc ai nấy làm
Đồ quân dụng kềnh càng cần thiết
Đã có voi thồ hết trên lưng
Khi cần chiến đấu như thường
Gấu sắp sẵn việc xung phong diệt thù
Cáo chuyên tính mưu mô hữu ích
Khỉ chú tâm dụ địch làm trò
Để cho chúng bị bất ngờ
Cuối cùng sót lại thỏ, lừa, hai anh
“Lừa thì nặng, thỏ toàn khiếp hãi
Dùng làm chi, xin hãy thải hồi
“Không đâu – Sư tử đáp lời –
Quân mình còn thiếu hai người này đây
Nghe lừa hí, địch đầy khiếp đảm
Tưởng kèn đồng sang sảng bên tai
Thỏ nhanh liên lạc đường dài
Chuyển thư cho trẫm còn ai hơn chàng”
Đấng quân vương khôn ngoan, minh triết
Có lương tri lại biết dùng người
Dù cho tài trí nhỏ nhoi
Cũng không bỏ sót hoặc coi là thừa.

Gấu và hai bác lái

Deux compagnons pressés d’argent
A leur voisin Fourreur vendirent
La peau d’un Ours encor vivant,
Mais qu’ils tueraient bientôt, du moins à ce qu’ils dirent.
C’était le Roi des Ours au compte de ces gens.
Le Marchand à sa peau devait faire fortune.
Elle garantirait des froids les plus cuisants,
On en pourrait fourrer plutôt deux robes qu’une.
Dindenaut prisait moins ses Moutons qu’eux leur Ours:
Leur, à leur compte, et non à celui de la Bête.
S’offrant de la livrer au plus tard dans deux jours,
Ils conviennent de prix, et se mettent en quête,
Trouvent l’Ours qui s’avance, et vient vers eux au trot.
Voilà mes gens frappés comme d’un coup de foudre.
Le marché ne tint pas; il fallut le résoudre:
D’intérêts contre l’Ours, on n’en dit pas un mot.
L’un des deux Compagnons grimpe au faîte d’un arbre;
L’autre, plus froid que n’est un marbre,
Se couche sur le nez, fait le mort, tient son vent,
Ayant quelque part ouï dire
Que l’Ours s’acharne peu souvent
Sur un corps qui ne vit, ne meut, ni ne respire.
Seigneur Ours, comme un sot, donna dans ce panneau.
Il voit ce corps gisant, le croit privé de vie,
Et de peur de supercherie
Le tourne, le retourne, approche son museau,
Flaire aux passages de l’haleine.
C’est, dit-il, un cadavre; Otons-nous, car il sent.
A ces mots, l’Ours s’en va dans la forêt prochaine.
L’un de nos deux Marchands de son arbre descend,
Court à son compagnon, lui dit que c’est merveille
Qu’il n’ait eu seulement que la peur pour tout mal.
Eh bien, ajouta-t-il, la peau de l’animal?
Mais que t’a-t-il dit à l’oreille?
Car il s’approchait de bien près,
Te retournant avec sa serre.
Il m’a dit qu’il ne faut jamais.
Vendre la peau de l’Ours qu’on ne l’ait mis par terre.

Dịch

Hai bác lái tiền lưng đã cạn
Gạ láng giềng, nhà bán mền lông:
Gấu to mua giúp hay không?
Để ta đi bắt đóng gông lôi về
Gấu lớn kếch, gớm ghê chúa gấu
Bán bộ da đủ tậu trăm gian
Mặc vào thách được dao hàn
Lót xong đôi áo hãy còn có dư
Bác lái đã hợm chưa, bác lái?
Vội vàng đâu bé cái vội vàng!
Hai ngày tình nguyện đem sang
Đôi bên giá cả sẵn sàng đã xong
Rồi hai gã gia công tìm gấu
Thấy một con loạn tẩu trong rừng
Ở đâu chạy lại sau lưng
Hai anh khiếp đảm hàm răng cập kè
Đành thất ước, trở về tay trắng
Lẽ thiệt thòi cũng chẳng kêu ca
Một anh trèo tót ngọn đa
Một anh sợ khiếp, sởn da rùng mình
Nằm sóng sượt làm thinh tảng chết
Miệng ngậm hơi như hệt thây ma
Bấy giờ lại sực nhớ ra
Gấu tha thây chết, người ta vẫn đồn
Anh lái nọ khốn hồn chẳng cựa
Quả Hùng công mắc lựa mưu khôn
Thấy người nằm đó chổng trôn
Đã ngờ chết thật, xong còn hơi nghi
Bèn lấy cẳng hất đi lật lại
Vẫn cứng đờ một cái xác người
Mõm thò vào mũi đánh hơi
Thấy im phăng phắc thôi thời hết nghi
Chết đã hẳn, ta đi xa quách
Kẻo thối tha có sạch sẽ gì!
Gấu ta nghĩ vậy bỏ đi
Trên cây bác lái tức thì xuống ngay
Đến thăm bạn, khen ngay mẹo giỏi
Mừng cho nhau thoát khỏi nạn to
Lại còn sẽ gặng hỏi dò:
Còn da gấu nọ ai cho bây giờ?
Lúc ban nãy gấu giơ mõm hỏi
Nó bảo gì, anh nói em hay?
Lái kia bèn đáp lại ngay:
Gấu giơ mõm bảo từ nay thì chừa
Da gấu kia hễ chưa bắt được
Chớ vội đem kết ước bán đi!

Lừa đội lốt sư tử

De la peau du Lion l’Âne s’étant vêtu
Etait craint partout à la ronde,
Et bien qu’Animal sans vertu,
Il faisait trembler tout le monde.
Un petit bout d’oreille échappé par malheur
Découvrit la fourbe et l’erreur.
Martin fit alors son office.
Ceux qui ne savaient pas la ruse et la malice
S’étonnaient de voir que Martin
Chassât les Lions au moulin.
Force gens font du bruit en France
Par qui cet apologue est rendu familier.
Un équipage cavalier
Fait les trois quarts de leur vaillance.

Dịch

Khoác da sư tử vào người
Lừa làm đây đó rụng rời, hoảng kinh
Oai Lừa chẳng đáng một trinh
Mà xui thiên hạ giật mình sởn gai
Chút tai rủi ló ra ngoài
Khiến Lừa lộ tẩy, thòi lòi mưu gian
Thế là lập tức gậy phang
Người không biết chuyện, ngỡ ngàng, lạ thay
Hùng sư oai vệ thế này
Gậy xua về với cối xay, ai ngờ!
Lắm ông tiếng nổi như gò
Ngẫm theo chuyện ấy cũng trò Lừa thôi
Ngựa, xe, gia tướng trong ngoài
Khoác cho cái vế cái vai anh hùng

La Fontaine đã coi các tác giả cổ điển là những khuôn mẫu để viết những bài thơ ngụ ngôn bất hủ của ông. Những bài thơ giá trị giàu tình cảm cùng một phong cách thơ mới mẻ đã giúp ông khẳng định được vị thế của mình trong nền thơ ca Việt Nam.

Tagged: