La Fontaine sinh ngày 8 tháng 7 năm 1621 tại Château-Thierry trong một gia đình tiểu quý tộc, là con một người quản lý rừng. Ông có những lý tưởng cùng phong cách thơ đặc biệt hiếm có nên những trang thơ của ông vô cùng giá trị được đông đảo mọi người đánh giá cao. Ông có kiến thức uyên bác về cả thiên nhiên và xã hội, giao thiệp rộng rãi với giới trí thức tự do, sống phóng túng, không thích gần gũi cung đình như nhiều nhà văn cổ điển khác.
Người đàn ông và hình bóng mình
Pour M.L.D.D.L.R
Un homme qui s’aimait sans avoir de rivaux
Passait dans son esprit pour le plus beau du monde.
Il accusait toujours les miroirs d’être faux,
Vivant plus que content dans son erreur profonde.
Afin de le guérir, le sort officieux
Présentait partout à ses yeux
Les Conseillers muets dont se servent nos Dames:
Miroirs dans les logis, miroirs chez les Marchands,
Miroirs aux poches des galands,
Miroirs aux ceintures des femmes.
Que fait notre Narcisse ? Il va se confiner
Aux lieux les plus cachés qu’il peut s’imaginer
N’osant plus des miroirs éprouver l’aventure.
Mais un canal, formé par une source pure,
Se trouve en ces lieux écartés ;
Il s’y voit ; il se fâche ; et ses yeux irrités
Pensent apercevoir une chimère vaine.
Il fait tout ce qu’il peut pour éviter cette eau ;
Mais quoi, le canal est si beau
Qu’il ne le quitte qu’avec peine.
On voit bien où je veux venir.
Je parle à tous ; et cette erreur extrême
Est un mal que chacun se plaît d’entretenir.
Notre âme, c’est cet Homme amoureux de lui-même;
Tant de Miroirs, ce sont les sottises d’autrui,
Miroirs, de nos défauts les Peintres légitimes;
Et quant au Canal, c’est celui
Que chacun sait, le Livre des Maximes.
Dịch
Tặng Công tước de La Rochefoucauld.
Có một chàng yêu mình đến độ
Nghĩ trên đời chẳng có ai bằng
Luôn trong đầu óc cho rằng
Mình người đẹp nhất thế gian này rồi
Luôn kết tội gương soi không thật
Mãn nguyện trong sâu sắc sai lầm
Thần số mệnh thật ân cần
Muốn giúp chàng chữa khỏi căn bệnh này
Bèn đem gương cho bày khắp chốn
Để chàng nhìn đâu cũng thấy gương
Gương trưng cửa hiệu lái buôn
Gương treo nơi ở, trên tường, ngoài sân
Gương trong túi các chàng phong nhã
Trên dây lưng óng ả các bà
Gương soi được mệnh danh là
Cố vấn câm lặng chị em ta dùng
Chàng yêu bản thân quá chừng
Bèn tìm một chốn kín bưng giấu mình
Không dám nhìn bóng hình như trước
nhưng rồi một dòng nước trong veo
Ngời ngời giữa cảnh đìu hiu
In bóng chàng xuống bao nhiêu lần rồi
Tức tối nhìn nghĩ nơi suối lặng
Luôn hiện hình ảo tưởng hão huyền
Chàng tìm mọi cách ngày đêm
Tránh xa con suối êm đềm xanh trong
Nhưng rồi cảm thấy cực lòng
Bởi dòng nước đẹp quá chừng khó quên
Mọi người biết, qua chuyện trên
Với họ tôi muốn nói lên điều gì
Cái dở mà thích bảo trì
Sai lầm cực kỳ là việc này đây
Tâm hồn mình trúng ngay người đó
Bao gương trưng rạng tứ bề
Là những ngu ngốc thuộc về người ta
Gương vốn hoạ sĩ tài ba
Bao nhiêu thiếu sót vẽ ra bời bời
Còn con suối thì mọi người
Biết là cuốn sách sáng ngời Châm ngôn
Rồng lắm đầu và rồng nhiều đuôi
Un envoyé du Grand Seigneur
Préférait, dit l’Histoire, un jour chez l’Empereur
Les forces de son maître à celles de l’Empire.
Un Allemand se mit à dire:
«Notre prince a des dépendants
Qui, de leur chef sont si puissants
Que chacun d’eux pourrait soudoyer une armée.»
Le Chiaoux, homme de sens,
Lui dit: «Je sais par renommée
Ce que chaque Electeur peut de monde fournir;
Et cela me fait souvenir
D’une aventure étrange, et qui pourtant est vraie.
J’étais en un lieu sûr, lorsque je vis passer
Les cent têtes d’une hydre au travers d’une haie.
Mon sang commence à se glacer;
Et je crois qu’à moins on s’effraie.
Je n’en eus toutefois que la peur sans le mal:
Jamais le corps de l’animal
Ne put venir vers moi, ni trouver d’ouverture.
Je rêvais à cette aventure,
Quand un autre dragon, qui n’avait qu’un seul chef
Et bien plus qu’une queue, à passer se présente.
Me voilà saisi derechef
D’étonnement et d’épouvante.
Ce chef passe, et le corps, et chaque queue aussi:
Rien ne les empêcha ; l’un fit chemin à l’autre.
Je soutiens qu’il en est ainsi
De votre Empereur et du nôtre.»
Dịch
Thấy sứ giả của Hoàng đế Thổ
Coi binh lực của chủ mình hơn
Của đế chế Đức bội phần
Một người Đức đã phân trần như sau:
“Vua chúng tôi có bao thuộc quốc
Từng vị mạnh đến mức tự mình
Tuyển mộ cả một đạo binh”
Sứ giả sắc sảo thông minh
Không chút trùng trình đáp lại ung dung:
“Nghe đồn từng tuyển hầu nước Đức
Thừa sức cung cấp được lắm quân
Tôi đây nhớ lại một lần
Bắt gặp cảnh tượng bất thần diễn ra
Lạ thường quá vậy mà có thực
Trăm cái đầu của một con rồng
Đang tìm mọi cách để luồn
Qua hàng rào chắn trên đường trườn đi
Chỗ tôi đứng không gì tới được
Nhưng máu tôi đóng cục đến nơi
Ít ta cũng hoảng hồn rồi
Tuy nhiên tôi chỉ sợ thôi mới kỳ
Không coi đó có gì tai hoạ
Thân con rồng vất vả mặc lòng
CHui rào ấy chuyện hoài công
Sang chỗ tôi đứng cũng không được nào
Tôi như đang giấc chiêm bao
Thì con rồng có một đầu lắm đuôi
Chợt xuất hiện, lần hồi bò tới
Cạnh hàng rào tìm lối chui sang
Tôi ngạc nhiên và kinh hoàng
Đầu con rồng ấy dễ dàng trườn qua
Rồi thân, rồi cuối cùng là
Từng đuôi rồng cũng dần dà theo sau
Có gì cản trở nó đâu
Mỗi phần mở lối cho nhau tiến cùng
Hai vua ta như hai rồng”
Hai tên trộm với con lừa
Pour un Ane enlevé deux Voleurs se battaient:
L’un voulait le garder; l’autre le voulait vendre.
Tandis que coups de poing trottaient,
Et que nos champions songeaient à se défendre,
Arrive un troisième larron
Qui saisit maître Aliboron.
L’Ane, c’est quelquefois une pauvre province.
Les voleurs sont tel ou tel prince,
Comme le Transylvain, le Turc, et le Hongrois.
Au lieu de deux, j’en ai rencontré trois:
Il est assez de cette marchandise.
De nul d’eux n’est souvent la Province conquise:
Un quart Voleur survient, qui les accorde net
En se saisissant du Baudet.
Dịch
Vị con lừa, của vừa ăn trộm
Hai đứa gian đánh lộn cùng nhau
Thằng này muốn để về sau
Thằng kia muốn bán cho mau lấy tiền
Khi hai cậu huyên thuyên ẩu đả
Anh đấm đau anh đá cũng già
Xẩy thằng ăn cắp thứ ba
Ở đâu lại phỗng lừa ta tẩu liền
Con lừa đó như in một xứ
Mấy ông vua tranh cự cùng nhau
Tự dưng người ở đâu đâu
Cướp phăng xứ ấy đem câu giảng hòa
Thế là trơ mắt thỏ ra
Thi sĩ được thiên thần phù hộ
On ne peut trop louer trois sortes de personnes ;
Les Dieux, sa Maîtresse, et son Roi.
Malherbe le disait : j’y souscris quant à moi :
Ce sont maximes toujours bonnes.
La louange chatouille, et gagne les esprits.
Les faveurs d’une belle en sont souvent le prix.
Voyons comme les Dieux l’ont quelquefois payée.
Simonide avait entrepris
L’éloge d’un Athlète ; et la chose essayée,
Il trouva son sujet plein de récits tout nus.
Les parents de l’Athlète étaient gens inconnus,
Son père un bon Bourgeois ; lui sans autre mérite ;
Matière infertile et petite.
Le Poète d’abord parla de son Héros.
Après en avoir dit ce qu’il en pouvait dire ;
Il se jette à côté ; se met sur le propos
De Castor et Pollux ; ne manque pas d’écrire
Que leur exemple était aux lutteurs glorieux ;
Élève leurs combats, spécifiant les lieux
Où ces frères s’étaient signalés davantage.
Enfin l’éloge de ces Dieux
Faisait les deux tiers de l’ouvrage.
L’Athlète avait promis d’en payer un talent :
Mais quand il le vit, le galant
N’en donna que le tiers, et dit fort franchement
Que Castor et Pollux acquitassent le reste.
Faites-vous contenter par ce couple céleste.
Je vous veux traiter cependant.
Venez souper chez moi, nous ferons bonne vie.
Les conviés sont gens choisis,
Mes parents, mes meilleurs amis.
Soyez donc de la compagnie.
Simonide promit. Peut-être qu’il eut peur
De perdre, outre son dû, le gré de sa louange.
Il vient, l’on festine, l’on mange.
Chacun étant en belle humeur,
Un domestique accourt, l’avertit qu’à la porte
Deux hommes demandaient à le voir promptement.
Il sort de table, et la cohorte
N’en perd pas un seul coup de dent.
Ces deux hommes étaient les gémeaux de l’éloge.
Tous deux lui rendent grâce, et pour prix de ses vers
Ils l’avertissent qu’il déloge,
Et que cette maison va tomber à l’envers.
La prédiction fut vraie ;
Un pilier manque ; et le plafond
Ne trouvant plus rien qui l’étaie,
Tombe sur le festin, brise plats et flacons,
N’en fait pas moins aux Échansons.
Ce ne fut pas le pis ; car pour rendre complète
La vengeance due au Poète,
Une poutre cassa les jambes à l’Athlète,
Et renvoya les conviés
Pour la plupart estropiés.
La renommée eut soin de publier l’affaire.
Chacun cria miracle ; on doubla le salaire
Que méritaient les vers d’un homme aimé des Dieux.
Il n’était fils de bonne mère
Qui les payant à qui mieux mieux,
Pour ses ancêtres n’en fît faire.
Je reviens à mon texte, et dis premièrement
Qu’on ne saurait manquer de louer largement
Les Dieux et leurs pareils : de plus, que Melpomène
Souvent, sans déroger, trafique de sa peine :
Enfin qu’on doit tenir notre art en quelque prix.
Les Grands se font honneur dès lors qu’ils nous font grâce.
Jadis l’Olympe et le Parnasse
Étaient frères et bons amis.
Dịch
Có ba vị tha hồ ta tán:
Vua, thiên thần và bạn tình nương,
Ấy câu châm ngữ ngọc vàng.
Mà thầy Man-Lẹp dạy làng thơ văn.
Lời tán tụng mơn man siêu dạ,
Coi thiên thần đền trả sao đây
Si-mo-nit định ra tay
Tặng nhà lực sĩ thơ hay một bài.
Thấy sự thực thi tài không đẹp,
Khó đem vào gò ép nên thơ:
Tổ tiên danh giá trụi trơ,
Mẹ cha cũng chỉ khù khờ vậy thôi,
Mà hắn cũng không tài đặc sắc;
Rõ nguồn văn bế tắc khô khan.
Nhà thơ theo sáo viết tàn,
Tán bừa lực sĩ mở màn áng văn.
Rồi quay tán con thần Tích Lịch.
Là Cat-To, Pon-Luých hai ông.
Nêu gương lẫm liệt soi chung.
Tán dương hết thẩy chiến công vang trời;
Bao nhiêu chỗ các ngài xuất sắc.
Tả đủ ra siêu cực vô biên;
Tụng thần đoạn ấy liên miên.
Chia ba tác phẩm hết nguyên hai phần.
Lực sĩ thấy lời văn hùng vĩ,
Hẹn đền ơn thi sĩ lạng vàng.
Nhưng khi cạn kẽ xem tường,
Ba phần vàng nọ bỗng chàng bớt hai,
Và thẳng cánh trả lời thi sĩ:
“Phần thiếu đòi hai vị thiên thần.
Nhưng sao làng vẫn mang ơn,
Kính bầy dạ yến tình thân xin mời.
Tiệc long trọng tình người lựa chọn:
Song thân tôi và bọn thâm giao.
Chiếu tình ngưỡng mộ tài cao.
Xin đừng từ chối lẽ nào, cám ơn”.
Ci-mô-nit dẹp hờn vui nhận:
Mất của rồi sợ mất cả ân.
Tiệc kia đúng hẹn tới ăn,
Tạc thù niềm nở, chủ tân vui vầy
Đương chè chén bỗng nay sự lạ:
Một người nhà tất tả vào thưa;
“Cửa ngoài hai khách đứng chờ,
Nhắn mời lâp tức nhà thơ việc cần”.
Thi sĩ vội rời chân khỏi tiệc,
Đoàn khách ăn cứ việc ngồi xơi.
Thì ra hai vị sinh đôi.
Đến tìm thi sĩ ban lời cám ơn.
Và để thưởng lời văn gấm vóc,
Truyền bạn thơ tức tốc lẩn ngay.
Cơ trời tiết lộ cho hay:
Chỉ trong giây lát nơi đây sẽ nhào.
Lời thần bảo phút đâu thấy thật:
Một cột nhà biến mất bỗng dưng.
Mái trần không cột chống nâng,
Rơi vào giữa đám tưng bừng vui say.
Bao chai, đĩa phút giây vỡ hết.
Lũ trì hồ sống chết kể chi.
Chàng lực sĩ mới thảm thê:
Thiên thần muốn tỏ thiên uy chớ lờn:
Và muốn rửa sạch hờn cho bạn,
Văng giầm tin chàng nát hai chân.
Lại cho cả bọn khách ăn,
Phần nhiều què gẫy chung phần thiên tai.
Thần Phê Báo trổ tài bá cáo.
Đem chuyện này phi báo khắp nơi.
Thẩy đều tán tụng oai trời,
Nhà thơ thiên quyến ngươi người ước ao.
Tiền nhận bút đua nhau trả đắt,
Gấp mấy lần cũng nhảng kêu ca.
Phàm ai là kẻ con nhà
Muốn cho danh giá ông cha lẫy lừng,
Đem vất của đến dâng thi bá,
In thơ đề mới hả, mới sang.
Này đây truyên kể ý tường:
Đức thần chớ ngại tân dương hết lời.
Nhà văn phải lộc trời vinh hưởng;
Nghề văn: nghề cao thượng phải tôn;
Vương hầu có được ban ơn;
Bao dung văn sĩ, tâm hồn mới cao:
Văn phong, thần lĩnh xưa đâu.
Là anh em ruột, lại bầu bạn thân.
Thần chết và kẻ bất hạnh
Un Malheureux appelait tous les jours
La Mort à son secours.
Ô Mort, lui disait-il, que tu me sembles belle !
Viens vite, viens finir ma fortune cruelle.
La Mort crut, en venant, l’obliger en effet.
Elle frappe à sa porte, elle entre, elle se montre.
Que vois-je ! cria-t-il, ôtez-moi cet objet ;
Qu’il est hideux ! que sa rencontre
Me cause d’horreur et d’effroi !
N’approche pas, ô mort, ô mort, retire-toi.
Mécénas fut un galant homme :
Il a dit quelque part : Qu’on me rende impotent,
Cul de jatte, goutteux, manchot, pourvu qu’en somme
Je vive, c’est assez, je suis plus que content.
Ne viens jamais ô mort, on s’en dit tout autant
Thần chết và tiều phu
Un pauvre bûcheron, tout couvert de ramée,
Sous le faix du fagot aussi bien que des ans
Gémissant et courbé, marchait à pas pesants,
Et tâchait de gagner sa chaumine enfumée.
Enfin, n’en pouvant plus d’effort et de douleur,
Il met bas son fagot, il songe à son malheur.
Quel plaisir a-t-il eu depuis qu’il est au monde ?
En est-il un plus pauvre en la machine ronde ?
Point de pain quelquefois et jamais de repos.
Sa femme, ses enfants, les soldats, les impôts,
Le créancier et la corvée
Lui font d’un malheureux la peinture achevée.
Il appelle la Mort ; elle vient sans tarder,
Lui demande ce qu’il faut faire.
«C’est, dit-il, afin de m’aider
A recharger ce bois ; tu ne tarderas guère.»
Dịch
Đây một bác tiều phu khốn khổ
Cành cây khô che phủ đôi vai
Khom lưng, rên rỉ, mệt nhoài
Củi mang đè nặng đôi vai người già
Bước nặng nề gắng cho tới đích
Tới nhà mình bếp khói lều tranh
Thân đau, sức cạn thôi đành
Đặt ngay xuống đất bó cành củi khô
Ngẫm từ lúc sinh ra đã khổ
Trên cõi đời ai khó hơn ông?
Nhiều khi bụng đói bánh không
Nghỉ ngơi chẳng có, hòng vui thú gì
Vợ con đó, lính thời còn đó
Nào nợ nần, thuế khoá, phu phen
Khổ này ai thấu cho ông
Ông kêu Thần Chết, thần liền gặp ông
Thần hỏi ông cần gì thần giúp
Giúp tôi vác nốt, Thần: còn thời gian
Chết là hết, chữa lành mọi thứ
Phận ra sao ta chớ có lui
Khổ còn hơn chết, ai ơi!
Câu châm ngôn ấy người đời không quên
Chàng trung niên và hai tình nhân
Un homme de moyen âge,
Et tirant sur le grison
Jugea qu’il était saison
De songer au mariage.
Il avait du comptant ,
Et partant
De quoi choisir. Toutes voulaient lui plaire ;
En quoi notre amoureux ne se pressait pas tant ;
Bien adresser n’est pas petite affaire.
Deux veuves sur son coeur eurent le plus de part :
L’une encor verte, et l’autre un peu bien mûre,
Mais qui réparait par son art
Ce qu’avait détruit la nature.
Ces deux veuves, en badinant,
En riant, en lui faisant fête,
L’allaient quelquefois testonnant,
C’est à dire ajustant sa tête.
La vieille à tous moments de sa part emportait
Un peu du poil noir qui restait,
Afin que son amant en fût plus à sa guise.
La jeune saccageait les poils blancs à son tour.
Toutes deux firent tant, que notre tête grise
Demeura sans cheveux, et se douta du tour.
«Je vous rends, leur dit-il, mille grâces, les belles,
Qui m’avez si bien tondu:
J’ai plus gagné que perdu ;
Car d’hymen point de nouvelles.
Celle que je prendrais voudrait qu’à sa façon
Je vécusse, et non à la mienne.
Il n’est tête chauve qui tienne ;
Je vous suis obligé, belles, de la leçon.»
Dịch
Chàng trung niên tóc hoa râm
Nghĩ nên tính chuyện trăm năm là vừa
Trong nhà tiền mặt có thừa
Nên cứ chọn kỹ thật ưa mới rồi
Kiếm vợ đâu phải chuyện chơi
Cho nên tuy gặp lắm người làm duyên
Chàng vẫn không vội tiến thêm
Đầu bảng chỉ có trong tim hai nàng
Đều là gái goá lỡ làng
Một còn hơ hớ mọi đàng tươi xinh
Một tuy luống tuổi vẫn tình
Nhờ vào nghệ thuật giúp mình sửa sang
Những gì thiên nhiên phá ngang
Khoản đãi chàng hậu, hai nàng thay nhau
Bông lơn cười cợt vui sao
Giúp chàng tỉa tót cho đầu mới toanh
Vạch ra bới chải đã đành
Lại còn nhổ tóc để anh giống mình
Chị lớn tìm nhổ tóc xanh
Tóc bạc còn dành chị bé vặt luôn
Cuối cùng đầu chàng láng trơn
Cứ như là bị một đòn chơi khăm
Chàng nói: “Hỡi các mỹ nhân
Tôi xin đa tạ ngàn lần ơn sâu
Đã làm cho được trọc đầu
Chuyện này có mất gì đâu mà buồn
Trái lại vẫn được nhiều hơn
Bởi bụng không còn tính chuyện trăm năm
Cô nào cô nấy chăm chăm
Muốn tôi phải sống y chang như mình
Đâu ưng nền nếp bình sinh
Tôi hằng trân trọng giữ gìn hôm mai
Chỉ cái đầu hói là hay
Vững vàng trụ lại từ nay cóc cần
Xin thưa cùng các mỹ nhân
Về bài học ấy tri ân suốt đời
Cáo và cò
Compère le Renard se mit un jour en frais,
et retint à dîner commère la Cigogne.
Le régal fût petit et sans beaucoup d’apprêts:
Le galant pour toute besogne,
Avait un brouet clair ; il vivait chichement.
Ce brouet fut par lui servi sur une assiette:
La Cigogne au long bec n’en put attraper miette;
Et le drôle eut lapé le tout en un moment.
Pour se venger de cette tromperie,
A quelque temps de là, la Cigogne le prie.
“Volontiers, lui dit-il ; car avec mes amis
Je ne fais point cérémonie.”
A l’heure dite, il courut au logis
De la Cigogne son hôtesse;
Loua très fort la politesse;
Trouva le dîner cuit à point:
Bon appétit surtout; Renards n’en manquent point.
Il se réjouissait à l’odeur de la viande
Mise en menus morceaux, et qu’il croyait friande.
On servit, pour l’embarrasser,
En un vase à long col et d’étroite embouchure.
Le bec de la Cigogne y pouvait bien passer;
Mais le museau du sire était d’autre mesure.
Il lui fallut à jeun retourner au logis,
Honteux comme un Renard qu’une Poule aurait pris,
Serrant la queue, et portant bas l’oreille.
Trompeurs, c’est pour vous que j’écris:
Attendez-vous à la pareille.
Dịch
Anh chàng Cáo một hôm rộng rãi
Giữ chị Cò ở lại thết cơm
Tiệc tùng cũng nhỏ ít rườm
(Cáo ta vẫn sống như phường kiệt keo)
Cò chỉ có lèo tèo cháo loãng
Lại múc ra đểnh đoảng đĩa vơi
Mỏ dài Cò đớp không trôi
Cáo ta tờm tợp một hồi hết veo
Trả thù vố thằng keo chơi xỏ
Cách ít lâu Cò mở tiệc mời
Cáo rằng: “Vâng, tờ nhận lời
Chỗ bè bạn cả, dám chơi khách tình”
Đúng giờ hẹn Cáo nhanh nhảu tới
Khen chủ Cò, ca ngợi râm ran
Rằng Cò lịch thiệp vô vàn
Cỗ vừa chín tới, lại đang đói mèm
Cáo vốn tính hay thèm háu đói
Mùi thịt băm điếc mũi thơm lừng
Khiến cho bụng Cáo vui mừng
Món này, phải biết, vô chừng ngon ơ
Không ngờ bị chị Cò chơi xỏ
Đựng vào bình miệng nhỏ cổ dài
Mỏ Cò thò lọt như chơi
To phè mõm Cáo, ôi thôi quá bề!
Đành bóp bụng trở về buồn bực
Tiu nghỉu như cáo mắc mưu gà
Tẽn tò đuôi quắp, tai sà
Chuyện này tặng các bợm già ngẫm coi
Có ngày cũng đến lượt thôi!
Đứa trẻ và thầy đồ
L’enfant et le maitre d’ecole
Dans ce récit je prétends faire voir
D’un certain sot la remontrance vaine.
Un jeune enfant dans l’eau se laissa choir,
En badinant sur les bords de la Seine.
Le Ciel permit qu’un saule se trouva,
Dont le branchage, après Dieu, le sauva.
S’étant pris, dis-je, aux branches de ce saule,
Par cet endroit passe un Maître d’école.
L’Enfant lui crie: “Au secours! je péris.”
Le Magister, se tournant à ses cris,
D’un ton fort grave à contre-temps s’avise
De le tancer: “Ah! le petit babouin!
Voyez, dit-il, où l’a mis sa sottise!
Et puis, prenez de tels fripons le soin.
Que les parents sont malheureux qu’il faille
Toujours veiller à semblable canaille!
Qu’ils ont de maux ! et que je plains leur sort!”
Ayant tout dit, il mit l’enfant à bord.
Je blâme ici plus de gens qu’on ne pense.
Tout babillard, tout censeur, tout pédant,
Se peut connaître au discours que j’avance:
Chacun des trois fait un peuple fort grand;
Le Créateur en a béni l’engeance.
En toute affaire ils ne font que songer
Aux moyens d’exercer leur langue.
Hé! mon ami, tire-moi de danger:
Tu feras après ta harangue.
Dịch
Trong chuyện này tôi xin tả đúng
Một thằng ngu lên giọng trái mùa
Một hôm có đưa trẻ thơ
Nhởn nhơ dạo bước trên bờ sông Xen
Nhỡ trượt cẳng ngã liền xuống nước
Phúc làm sao vớ được cành dương
Trước là ơn Chúa rộng thương
Sau nhờ cành liễu khỏi cơn tai nàn
Một thầy đồ lang thang tới nẻo
Đứa trẻ thơ kêu réo hết hơi
“Cứu tôi! Chết mất thầy ơi!”
Thầy đồ đạo mạo quay người đứng coi
Lên ngay giọng trái thời nghiêm nghị
Mắng trẻ thơ: “Đồ khỉ nhãi con!
Trông kìa, nó mất trí khôn!
Công đâu nuôi nấng thằng ôn vật này!
Chẳng qua bố mẹ mày vô phúc
Đẻ con hư chăm sóc toi công
Thương thay số kiếp long đong
Làm cha mẹ chẳng đau lòng lắm ru!”
Diễn thuyết xong, thầy đồ khệ nệ
Bước ra lôi đứa trẻ lên bờ
Chuyện này còn mắng vào lắm kẻ
Bọn ba hoa, hoạnh họe, sính tài
Lời tôi đã rõ nói ai
Kể ba hạng ấy ngợm người khá đông
Tạo hóa cưng chi dòng giống đó?
Thấy việc là chúng nó lôi thôi
Tìm đường múa mép khua môi
Chao ôi! ông bạn, cứu tôi đã nào!
Xong rồi sẽ nói tào lao…
Gà và viên ngọc
Un jour un Coq détourna
Une Perle qu’il donna
Au beau premier Lapidaire :
« Je la crois fine, dit-il ;
Mais le moindre grain de mil
Serait bien mieux mon affaire. »
Un ignorant hérita
D’un manuscrit qu’il porta
Chez son voisin le Libraire.
«Je crois, dit-il, qu’il est bon ;
Mais le moindre ducaton
Serait bien mieux mon affaire. »
Dịch
Một con gà
Mang viên ngọc
Đến tận nhà
Người buôn ngọc
Gần đấy nhất
Để cho không
Chú nói luôn:
“Ngọc đẹp đấy
Nhưng tôi thấy
Hạt kê con
Được việc hơn”
Một anh dốt
Được kế thừa
Tập bản thảo
Mang sang cho
Bác hàng sách:
“Chắc là quý
Nhưng tôi nghĩ
Đồng hào con
Được việc hơn”
Ong bầu và ong mật
A l’oeuvre on connaît l’Artisan.
Quelques rayons de miel sans maître se trouvèrent :
Des Frelons les réclamèrent ;
Des Abeilles s’opposant,
Devant certaine Guêpe on traduisit la cause.
Il était malaisé de décider la chose.
Les témoins déposaient qu’autour de ces rayons
Des animaux ailés, bourdonnants, un peu longs,
De couleur fort tannée, et tels que les Abeilles,
Avaient longtemps paru. Mais quoi ! dans les Frelons
Ces enseignes étaient pareilles.
La Guêpe, ne sachant que dire à ces raisons,
Fit enquête nouvelle, et pour plus de lumière
Entendit une fourmilière.
Le point n’en put être éclairci.
“De grâce, à quoi bon tout ceci ?
Dit une Abeille fort prudente,
Depuis tantôt six mois que la cause est pendante,
Nous voici comme aux premiers jours.
Pendant cela le miel se gâte.
Il est temps désormais que le juge se hâte :
N’a-t-il point assez léché l’Ours ?
Sans tant de contredits, et d’interlocutoires,
Et de fatras, et de grimoires,
Travaillons, les Frelons et nous :
On verra qui sait faire, avec un suc si doux,
Des cellules si bien bâties.”
Le refus des Frelons fit voir
Que cet art passait leur savoir ;
Et la Guêpe adjugea le miel à leurs parties.
Plût à Dieu qu’on réglât ainsi tous les procès !
Que des Turcs en cela l’on suivît la méthode !
Le simple sens commun nous tiendrait lieu de Code ;
Il ne faudrait point tant de frais ;
Au lieu qu’on nous mange, on nous gruge,
On nous mine par des longueurs ;
On fait tant, à la fin, que l’huître est pour le juge,
Les écailles pour les plaideurs.
Dịch
Có bắt tay vào việc
Mới biết được dở hay
Bắt gặp mấy tầng mật vô chủ
Đàn ong bầu đòi nói của mình
Đàn ong bầu yêu cầu xác minh
Vụ kiện đưa vò vẽ xét xử
Của thuộc về ai
Khó làm sáng tỏ
Các chứng tá khai
Từ lâu đã gặp
Một loài động vật
Nâu nhạt dài dài
Xung quanh tầng mật
Vo vo cánh bay
Tựa như ong vậy
Nhưng đặc điểm ấy
Cũng giống ong bầu
Vò vẽ trước sau
Không có cách nào
Tìm được lý lẽ
Nhằm gỡ thế bí
Lại cho điều tra
Chứng tá hàu toà
Đông như tổ kiến
Mịt mù vụ kiện
Tựa mớ bòng bong
Xử mãi chưa xong
Một chị ong mật
Thận trọng xưa nay
Bèn nói như vầy:
“Xin toà cho biết
Cứ để thế ni
Thì ích lợi gì?
Sáu tháng trôi đi
Giẫm chân tại chỗ
Mật thì bỏ đó
Hỏng dần từng ngày
Lúc này là lúc
Toà phải khẩn trương
Có vì thói thường
Nay thêm mai bớt
Chẳng cần phúc tra
Chẳng cần phản chứng
Một mớ lủng củng
Lần mãi không ra
Xin toà chiếu cố
Cho hai loài ong
Ra đây xây tổ
Qua đó sẽ rõ
Ai biết ai không”
Ong bầu phản đối
Lời giải quyết này
Vì thế biết ngay
Bọn này không thạo
Nghệ thuật xây tầng
Mật ong tuyệt hảo
Ai thật ai xạo
Trắng đen rõ ràng
Vò vẽ giao hoàn
Vật về cố chủ
Lạy trời phù hộ
Cho vụ kiện nào
Cũng theo lối Thổ
Xét xử nhanh sao
Lẽ thường bình dị
Thay luật không sai
Đỡ bao lệ phí
Đằng này cứ thế
Họ gặm họ nhai
Xét xử kéo dài
Làm ta kiệt quệ
Tình hình tồi tệ
Đến nỗi về sau
Quan toà hưởng ruột ngao
Người thưa còn cặp vỏ
Cây sồi và cây sậy
Le Chêne un jour dit au Roseau :
“Vous avez bien sujet d’accuser la Nature ;
Un Roitelet pour vous est un pesant fardeau.
Le moindre vent, qui d’aventure
Fait rider la face de l’eau,
Vous oblige à baisser la tête :
Cependant que mon front, au Caucase pareil,
Non content d’arrêter les rayons du soleil,
Brave l’effort de la tempête.
Tout vous est Aquilon, tout me semble Zéphyr.
Encor si vous naissiez à l’abri du feuillage
Dont je couvre le voisinage,
Vous n’auriez pas tant à souffrir :
Je vous défendrais de l’orage ;
Mais vous naissez le plus souvent
Sur les humides bords des Royaumes du vent.
La nature envers vous me semble bien injuste.
Votre compassion, lui répondit l’Arbuste,
Part d’un bon naturel ; mais quittez ce souci.
Les vents me sont moins qu’à vous redoutables.
Je plie, et ne romps pas. Vous avez jusqu’ici
Contre leurs coups épouvantables
Résisté sans courber le dos ;
Mais attendons la fin. “Comme il disait ces mots,
Du bout de l’horizon accourt avec furie
Le plus terrible des enfants
Que le Nord eût portés jusque-là dans ses flancs.
L’Arbre tient bon ; le Roseau plie.
Le vent redouble ses efforts,
Et fait si bien qu’il déracine
Celui de qui la tête au Ciel était voisine
Et dont les pieds touchaient à l’Empire des Morts.
Dịch
Cây Sồi một hôm nói cùng cây Sậy:
“Anh rất có lý do để tố cáo thiên nhiên
Với anh, một con chim sâu là một gánh nặng đè lên
Chút xíu gió tình cờ phảng phất
Làm khẽ nhăn mặt nước
Đã khiến cho anh phải cúi đầu
Trong khi mà trán tôi như núi Cápca
Chưa vừa lòng ngăn chặn mặt trời kia
Còn ngạo cả ý đồ của bão
Với anh tất cả hoá cuồng phong, với tôi tất cả đều gió thoảng
Phải chi anh mọc dưới tán lá tôi xanh
Đang um tùm che cả chung quanh
Đâu đến nỗi anh khổ nhiều như thế
Tôi sẽ chở che anh chống chọi với bão bùng
Nhưng anh thường sinh ở nơi quạnh quẽ
Chỗ biên thuỳ ướt át cả xứ gió mênh mông
Ôi! Phũ phàng chi bấy Hoá công”
Cái cây nhỏ trả lời: “Niềm thương xót của ông
Xuất phát tự tốt lòng, nhưng xin đừng ngại
Gió với tôi không dữ dội bằng đối với ông
Tôi uốn cong mình nhưng không bị gãy
Ông bấy lâu nay chống những trận gió đùng đùng
Lưng vẫn thẳng. Nhưng ta hãy chờ đoạn cuối”
Sậy mới dứt lời, từ chân trời, dữ dội
Một cơn gió lốc lao tới ầm ầm
Phương Bắc chưa từng sinh một cơn gió nào ghê gớm thế
Cây Sồi đứng vững vàng, cây Sậy cong mình uốn
Nhưng trận gió càng mạnh thêm, lồng lộn
Đến nỗi nhổ cho bật cả rễ cây
Đầu chạm tới trời mây
Và chân đụng xứ Diêm Vương dưới đất
Trên đây, chúng tôi đã tổng hợp dành tặng cho các bạn những trang thơ hấp dẫn nhất của nhà thơ La Fontaine. Thơ ông luôn thể hiện lòng nhân ái bao la của ông đối với người nghèo. Mời các bạn đón xem phần 3 vào một ngày không xa.