La Fontaine là một trong những cây bút tài năng của nước Pháp. Ông là một hình mẫu lý tưởng cho những thế hệ nhà thơ trẻ noi theo. Những trang thơ của ông luôn giàu cảm xúc và thấu hiểu những nỗi đau của người nghèo. Đọc thơ ông, ta cảm nhận được một nguồn cảm hứng bất tận và một lòng nhiệt huyết thơ của ông. Nếu bạn tò mò về thi sĩ kiệt xuất này thì hãy cùng chúng tôi đi chiêm ngưỡng những thi phẩm hấp dẫn của ông nhé!

Bô lão, con trai và con lừa

L’Invention des Arts étant un droit d’aînesse,
Nous devons l’Apologue à l’ancienne Grèce.
Mais ce champ ne se peut tellement moissonner,
Que les derniers venus n’y trouvent à glaner.
La feinte est un pays plein de terres désertes.
Tous les jours nos Auteurs y font des découvertes.
Je t’en veux dire un trait assez bien inventé.
Autrefois à Racan Malherbe l’a conté.
Ces deux rivaux d’Horace, héritiers de sa Lyre,
Disciples d’Apollon, nos Maîtres pour mieux dire,
Se rencontrant un jour tout seuls et sans témoins ;
(Comme ils se confiaient leurs pensers et leurs soins)
Racan commence ainsi : Dites-moi, jevous prie,
Vous qui devez savoir les choses de la vie,
Qui par tous ses degrés avez déjà passé,
Et que rien ne doit fuir en cet âge avancé ;
À quoi me résoudrai-je ? Il est temps que j’y pense.
Vous connaissez mon bien, mon talent, ma naissance.
Dois-je dans la Province établir mon séjour ?
Prendre emploi dans l’Armée ? ou bien charge à la Cour ?
Tout au monde est mêlé d’amertume et de charmes.
La guerre a ses douceurs, l’Hymen a ses alarmes.
Si je suivais mon goût, je saurais où buter ;
Mais j’ai les miens, la Cour, le peuple à contenter.
Malherbe là-dessus. Contenter tout le monde !
Écoutez ce récit avant que je réponde.
J’ai lu dans quelque endroit, qu’un Meunier et son fils,
L’un vieillard, l’autre enfant, non pas des plus petits,
Mais garçon de quinze ans, si j’ai bonne mémoire,
Allaient vendre leur Âne un certain jour de foire.
Afin qu’il fût plus frais et de meilleur débit,
On lui lia les pieds, on vous le suspendit ;
Puis cet homme et son fils le portent comme un lustre ;
Pauvres gens, idiots, couple ignorant et rustre.
Le premier qui les vit, de rire s’éclata.
Quelle farce, dit-il, vont joüer ces gens-là ?
Le plus âne des trois n’est pas celui qu’on pense.
Le Meunier à ces mots connaît son ignorance.
Il met sur pieds sa bête, et la fait détaler.
L’Âne, qui goûtait fort l’autre façon d’aller
Se plaint en son patois. Le Meunier n’en a cure.
Il fait monter son fils, il suit, et d’aventure
Passent trois bons Marchands. Cet objet leur déplut.
Le plus vieux au garçon s’écria tant qu’il put :
Oh là oh, descendez, que l’on ne vous le dise,
Jeune homme qui menez Laquais à barbe grise.
C’était à vous de suivre, au vieillard de monter.
Messieurs, dit le Meunier, il vous faut contenter.
L’enfant met pied à terre, et puis le vieillard monte ;
Quand trois filles passant, l’une dit : C’est grand’ honte,
Qu’il faille voir ainsi clocher ce jeune fils ;
Tandis que ce nigaud, comme un Évêque assis,
Fait le veau sur son Âne, et pense être bien sage.
Il n’est, dit le Meunier, plus de Veaux à mon âge.
Passez votre chemin, la fille, et m’en croyez.
Après maints quolibets coup sur coup renvoyés,
L’homme crut avoir tort, et mit son fils en croupe.
Au bout de trente pas une troisième troupe
Trouve encore à gloser. L’un dit : Ces gens sont fous,
Le Baudet n’en peut plus, il mourra sous leurs coups.
Hé quoi, charger ainsi cette pauvre Bourrique !
N’ont-ils point de pitié de leur vieux domestique ?
Sans doute qu’à la Foire ils vont vendre sa peau.
Parbieu, dit le Meunier, est bien fou du cerveau,
Qui prétend contenter tout le monde et son père.
Essayons toutefois, si par quelque manière
Nous en viendrons à bout. Ils descendent tous deux.
L’Âne se prélassant marche seul devant eux.
Un quidam les rencontre, et dit : Est-ce la mode,
Que Baudet aille à l’aise, et Meunier s’incommode ?
Qui de l’Âne ou du Maître est fait pour se laisser ?
Je conseille à ces gens de le faire enchâsser.
Ils usent leurs souliers, et conservent leur Âne :
Nicolas au rebours ; car quand il va voir Jeanne,
Il monte sur sa bête, et la chanson le dit.
Beau trio de Baudets ! le Meunier repartit :
Je suis Âne, il est vrai, j’en conviens, je l’avoue ;
Mais que dorénavant on me blâme, on me loue ;
Qu’on dise quelque chose, ou qu’on ne dise rien ;
J’en veux faire à ma tête. Il le fit, et fit bien.
Quant à vous, suivez Mars, ou l’Amour, ou le Prince ;
Allez, venez, courez, demeurez en Province ;
Prenez femme, Abbaye, Emploi, Gouvernement ;
Les gens en parleront, n’en doutez nullement.

Dịch

Một bô lão đem lừa đi bán
Cùng đứa con tuổi khoảng mười lăm
Nhà ở đồng bái xa xăm,
“Làm sao đến chợ?”, âm thầm âu lo.
Hai cha con cùng nhau thảo luận,
Nếu để lừa lửng thửng bước đi,
Sợ e đến chợ một khi,
Lừa không còn vẻ phương phi lúc đầu.
Cha con trói bốn chân lừa lại,
Dùng đòn ngang vận tải nó đi.
Khiêng lừa như ngọc lưu ly,
Như võng qua lớn thời kỳ xa xưa!
Ðược một đỗi, gặp người hành giả,
Nhào lăn cười, xỉ vả nặng nề:
“Ai đâu quá sức vụng về,
Trong ba nhân vật, u mê là người!”
Vừa nghe qua lão ông tỉnh ngộ,
Liền để lừa thả bộ thung dung,
Bên cạnh ông lão tháp tùng,
Nhịp nhàng rão bước qua vùng đồng xanh
Nhưng lừa thích được khiêng như truớc,
Khỏi mất công cất bước nhọc nhằn,
Phải đối một cách cọc cằn,
Lớn tiếng kêu rống, dùng dằng rão chân.
Ông cụ bảo đứa con lên cỡi,
Còn phần ông hồ hỡi theo sau,
Cố gắng nhanh nhẹn phần nào,
Lanh chân lẹ bước để mau tới thành.
Gặp ba chàng thương gia quen biết,
Nhìn cậu trai lẫm liệt cỡi lừa,
Mặc cha đầu bạc, răng thưa,
Nhọc nhằn đi bộ, trời trưa nắng nhiều.
Người cao niên đột nhiên cảnh cáo:
“Nầy gã kia, kính lão đắc tràng,
Tại sao lại quá ngỗ ngang
Chễm chệ ngồi nghỉ, dưới đàng cha đi?”
Cậu trai trẻ nghe qua xấu hổ,
Liền mời cha ngồi chỗ của y,
Ðể rồi tiếp tục thẳng đi
Mong kịp đến sớm kinh kỳ chợ đông.
Kế lại gặp ba nàng thiếu nữ
Không bằng lòng lối xử bất công,
Cả kêu: “Nầy bớ lão ông,
Sao cha ngồi nghỉ, con rong dưới đường?”
“Sao lại để con trai khổ sở?
Chạy theo sau, cụ nỡ ngồi trông
Phong cảnh, gió mát, thong dong,
An nhiên, tự tại như không có gì?”
Cụ già giận tía tai cãi vã,
Cùng ba cô rộn rã phân bua,
Kết cuộc ông lão chịu thua,
Cha con đồng cỡi như vua đi chầu.
Đi được hơn ba mươi bước,
Gặp nhóm người đi ngược trên đường,
Thấy lừa trong cảnh đáng thương,
Một thân phải chở thịt xương hai người.
Bèn lớn tiếng trách sao tàn ác,
Chẳng xót thương phận bạc thú cầm,
Giết chóc, hành hạ, nhẫn tâm,
Giờ đây chở nặng, như bằm xác thân!
Nếu chẳng khéo tới khi đến chợ,
Chỉ xác lừa hết thở, khổ thay!
Lão ông nghe nói, u hoài,
Giựt mình, dừng bước, châu mày âu lo.
“Quả thật khó vừa lòng thiên hạ,
Làm thế nào hoà cả mọi người?
Dù cho phải khóc hay cười,
Cũng chẳng vừa ý con người thế gian!
Vậy ta thử tìm phương hỗ trợ
Ðem lừa đi đến chợ an toàn,
Tươi tắn, khoẻ mạnh, bình an,
Ðể bán được giá, chẳng màng công lao.”
Vừa nói xong, cha con leo xuống,
Ðể lừa theo ý muốn nó đi,
Cha con đi bộ nghĩ suy:
“Cách nầy tốt nhất, có gì hay hơn?”
Nhưng đột nhiên có người hành giả
Nhìn cả ba bươn bả nhanh chân,
Hỏi: “Sao chẳng biết thương thân?
Có lừa không cỡi, đi chân thế nầy?
Trước mệt nhọc, sau giày mòn đế,
Ðem sức già bảo vệ lừa tơ!
Rõ ràng người quá ngu ngơ,
Lấy thân che của, dại khờ nào hơn?”
Bị chê mãi, cụ già phát cáu,
“Dại hay không, rốt ráo mặc ta,
Từ đây, quyết giữ ý nhà,
Hơn là tìm cách dung hoà thế gian.
Dù người có chê khen đủ cách,
Ðường ta đi một mạch thẳng xông.
Chớ nghe ý kiến bông lông,
Chỉ làm thêm rối, quả không ích gì!
Hãy cương quyết lập trường giữ vững,
Ðừng xoay chiều, chập chững từng cơn,
Ðừng sợ kẻ giận, người hờn,
Chê khen thương ghét chẳng sờn lòng đây!
Tiếng thị phi lúc nào chẳng có?
Ðể ngoài tai, nghe nó làm chi?
Vừa ý thiên hạ ích gì?
Tìm ra Chân Lý, thị phi chẳng còn!”

Chó sói trá hình chăn chiên

Un Loup qui commençait d’avoir petite part
Aux Brebis de son voisinage,
Crut qu’il fallait s’aider de la peau du Renard
Et faire un nouveau personnage.
Il s’habille en Berger, endosse un hoqueton,
Fait sa houlette d’un bâton,
Sans oublier la Cornemuse.
Pour pousser jusqu’au bout la ruse,
Il aurait volontiers écrit sur son chapeau:
C’est moi qui suis Guillot, berger de ce troupeau.
Sa personne étant ainsi faite
Et ses pieds de devant posés sur sa houlette,
Guillot le sycophante approche doucement.
Guillot le vrai Guillot étendu sur l’herbette,
Dormait alors profondément.
Son chien dormait aussi, comme aussi sa musette.
La plupart des Brebis dormaient pareillement.
L’hypocrite les laissa faire,
Et pour pouvoir mener vers son fort les Brebis
Il voulut ajouter la parole aux habits,
Chose qu’il croyait nécessaire.
Mais cela gâta son affaire,
Il ne put du Pasteur contrefaire la voix.
Le ton dont il parla fit retentir les bois,
Et découvrit tout le mystère.
Chacun se réveille à ce son,
Les Brebis, le Chien, le Garçon.
Le pauvre Loup, dans cet esclandre,
Empêché par son hoqueton,
Ne put ni fuir ni se défendre.
Toujours par quelque endroit fourbes se laissent prendre.
Quiconque est Loup agisse en Loup;
C’est le plus certain de beaucoup.

Dịch

Sói chớm thấy miếng mồi sút kém
Nhằm chiên quanh vùng khó kiếm ăn to
Nghĩ phải xoay mưu cáo, giở trò
Cải trang để biến thành nhân vật khác
Nó mặc áo mục đồng, choàng thêm áo khoác
Đẵn gậy làm mục trượng chăn chiên
Lại không quên sắm một cái kèn
Giá có thể, nó đã đẩy mưu lên tuyệt diệu
Viết trên mũ rõ ràng danh hiệu
“Chính ta đây là Mục tử chăn chiên”
Cải trang xong bộ dạng như trên
Hai chân trước tì lên gậy lụi
Mục tử giả từ từ tiến tới
Mục tử chính tông trên bãi cỏ nằm soài
Người ngủ say, chó cũng nằm dài
Kèn bao da cũng im hơi nằm bẹp
Hầu hết chiên cũng ngủ mê ngủ mệt
Thằng gian ngoan cứ mặc, để yên
Và muốn dễ lùa về sào huyệt cả đàn chiên
Nó mượn ngôn ngữ đi kèm liền y phục
Tưởng cần làm thế mới giống như người thực
Có ngờ đâu hỏng việc tỏng tòng tong
Không làm sao mạo giọng mục đồng
Nó vừa ông ổng, cả khu rừng vang giật
Thế là lộ toạc mưu mô bí mật
Tất cả choàng lên vì tiếng rú inh tai
Nào chiên, nào chó, nào người
Con sói khốn trong cơn lộn xộn
Vướng áo choàng, không thể nào chạy trốn
Cũng không biết còn chống cự vào đâu
Ở đời những kẻ hiểm sâu
Xưa nay vẫn thế, giấu đầu hở đuôi
Sói thà ra mặt sói thôi
Ấy là đạo chắc , việc trôi hơn nhiều

Ếch nhái đòi có vua

Les grenouilles se lassant
De l’état Démocratique,
Par leurs clameurs firent tant
Que Jupin les soumit au pouvoir Monarchique.
Il leur tomba du Ciel un Roi tout pacifique :
Ce Roi fit toutefois un tel bruit en tombant
Que la gent marécageuse,
Gent fort sotte et fort peureuse,
S’alla cacher sous les eaux,
Dans les joncs, dans les roseaux,
Dans les trous du marécage,
Sans oser de longtemps regarder au visage
Celui qu’elles croyaient être un géant nouveau ;
Or c’était un Soliveau,
De qui la gravité fit peur à la première
Qui de le voir s’aventurant
Osa bien quitter sa tanière.
Elle approcha, mais en tremblant.
Une autre la suivit, une autre en fit autant,
Il en vint une fourmilière ;
Et leur troupe à la fin se rendit familière
Jusqu’à sauter sur l’épaule du Roi.
Le bon Sire le souffre, et se tient toujours coi.
Jupin en a bientôt la cervelle rompue.
Donnez-nous, dit ce peuple, un Roi qui se remue.
Le Monarque des Dieux leur envoie une Grue,
Qui les croque, qui les tue,
Qui les gobe à son plaisir,
Et Grenouilles de se plaindre ;
Et Jupin de leur dire : Eh quoi ! votre désir
A ses lois croit-il nous astreindre ?
Vous avez dû premièrement
Garder votre Gouvernement ;
Mais, ne l’ayant pas fait, il vous devait suffire
Que votre premier roi fût débonnaire et doux :
De celui-ci contentez-vous,
De peur d’en rencontrer un pire.

Dịch

Ếch nhái chán chính quyền dân chủ
Bèn kêu trời được có đức vua
Kỳ kèo trời mãi trời thua
Bèn cho tõm xuống từ khu thiên đình
Một ông vua hoà bình hết ý
Nhưng tiếng rơi ầm ĩ một vùng
Dân đầm lầy ngốc lạ lùng
Tính lại cả sợ nên cùng trốn đi
Chui xuống nước rậm rì cỏ lác
Hang với hầm lau lách kín sình
Mặt rồng lâu chẳng dám nhìn
Tưởng đâu ngài cũng là tên khổng lồ
Vua đây, khúc củi khô thực sự
Dáng nghiêm trang gây sợ từ đầu
Nhưng ngài rong ruổi tới đâu
Người nơi đó dám ra mau khỏi hầm
Lại gần ngài, toàn thân run rẩy
Thêm một người rồi lại một người
Dần dà bâu kín như ruồi
Thân tình hết nhẽ vua tôi hoà đồng
Đám ộp oạp có ông nào đó
Trèo cả lên lưng của nhà vua
Vua cứ chịu vậy, im ro
Trời bỗng choáng óc nghe thưa như vầy:
“Hãy cho một đức ngài động đậy
Xuống trị vì ếch nhái được nhờ”
Trời bèn cử sếu làm vua
Sếu nhai sếu giết búa xua đêm ngày
Và nuốt chửng khi ngài thấy khoái
Thay vua ngay ếch nhái lại đòi
Trời rằng: “Ấy chết, các ngươi
Chớ tưởng hễ cứ buộc trời là yên
Lẽ ra cứ giữ nguyên chính phủ
Việc trước tiên các chú phải làm
Vua củi nhu nhược hiền lành
Mà không ai chịu thì đành vậy thôi
Vua sếu cứ thế được rồi
Hơn gặp vua khác còn tồi tệ hơn”.

Cáo và dê

Capitaine Renard allait de compagnie
Avec son ami Bouc des plus haut encornés.
Celui-ci ne voyait pas plus loin que son nez;
L’autre était passé maître en fait de tromperie.
La soif les obligea de descendre en un puits.
Là chacun d’eux se désaltère.
Après qu’abondamment tous deux en eurent pris,
Le Renard dit au Bouc: Que ferons-nous, compère?
Ce n’est pas tout de boire, il faut sortir d’ici.
Lève tes pieds en haut, et tes cornes aussi:
Mets-les contre le mur. Le long de ton échine
Je grimperai premièrement;
Puis sur tes cornes m’élevant,
A l’aide de cette machine,
De ce lieu-ci je sortirai,
Après quoi je t’en tirerai.
– Par ma barbe, dit l’autre, il est bon; et je loue
Les gens bien sensés comme toi.
Je n’aurais jamais, quant à moi,
Trouvé ce secret, je l’avoue.
Le Renard sort du puits, laisse son compagnon,
Et vous lui fait un beau sermon
Pour l’exhorter à patience.
Si le ciel t’eût, dit-il, donné par excellence
Autant de jugement que de barbe au menton,
Tu n’aurais pas, à la légère,
Descendu dans ce puits. Or, adieu, j’en suis hors.
Tâche de t’en tirer, et fais tous tes efforts:
Car pour moi, j’ai certaine affaire
Qui ne me permet pas d’arrêter en chemin.
En toute chose il faut considérer la fin.

Dịch

Đầu lĩnh Cáo một hôm đi dạo
Cùng bạn Dê cao nghệu đôi sừng
Cáo, vua xỏ lá danh lừng
Để nhìn xa, cũng khoảng chừng mũi Dê
Cơn khát đến, rủ rê xuống giếng
Cáo cùng Dê ngon miệng uống tràn
Đã cơn, Cáo mới luận bàn:
“Uống rồi ta liệu tìm đàng mà lên
Cất chân trước, sừng nghênh cao nữa
Thành giếng làm chỗ tựa, bạn ơi!
Tôi leo lưng bạn, tôi ngồi
Lại leo sừng bạn tôi rời nơi đây
Nhờ sử dụng máy này như thế
Tôi ra ngoài kéo lẹ bạn ra”
Dê cho mưu ấy cao xa
Viện râu chứng giám, khen là kế hay
“Anh, người sâu sắc lắm thay
Già đời tôi cũng khôn bày mưu cao!”
Cáo ra khỏi, giở câu lật lọng
Thuyết một thôi: “Vững bụng! Kiên tâm!
Trí anh ví địch râu cằm
Thì đâu anh có xuống nằm giếng sâu!
Anh ở lại, xin chào anh vậy!
Cố mà ra, chớ ngại gian nan
Tôi đây còn bận việc cần
Gấp rồi, dừng lại giữa đàng khó thay!”
Việc đang diễn khó biết ngay
Việc xong, mới rõ dở hay lòng người

Đại bàng, lợn lòi và mèo

L’Aigle avait ses petits au haut d’un arbre creux.
La Laie au pied, la Chatte entre les deux;
Et sans s’incommoder, moyennant ce partage,
Mères et nourrissons faisaient leur tripotage.
La Chatte détruisit par sa fourbe l’accord.
Elle grimpa chez l’Aigle, et lui dit: Notre mort
(Au moins de nos enfants, car c’est tout un aux mères)
Ne tardera possible guères.
Voyez-vous à nos pieds fouir incessamment
Cette maudite Laie, et creuser une mine?
C’est pour déraciner le chêne assurément,
Et de nos nourrissons attirer la ruine.
L’arbre tombant, ils seront dévorés:
Qu’ils s’en tiennent pour assurés.
S’il m’en restait un seul, j’adoucirais ma plainte.
Au partir de ce lieu, qu’elle remplit de crainte,
La perfide descend tout droit
A l’endroit
Où la Laie était en gésine.
Ma bonne amie et ma voisine,
Lui dit-elle tout bas, je vous donne un avis.
L’aigle, si vous sortez, fondra sur vos petits :
Obligez-moi de n’en rien dire:
Son courroux tomberait sur moi.
Dans cette autre famille ayant semé l’effroi,
La Chatte en son trou se retire.
L’Aigle n’ose sortir, ni pourvoir aux besoins
De ses petits; la Laie encore moins:
Sottes de ne pas voir que le plus grand des soins,
Ce doit être celui d’éviter la famine.
A demeurer chez soi l’une et l’autre s’obstine
Pour secourir les siens dedans l’occasion:
L’Oiseau Royal, en cas de mine,
La Laie, en cas d’irruption.
La faim détruisit tout: il ne resta personne
De la gent Marcassine et de la gent Aiglonne,
Qui n’allât de vie à trépas:
Grand renfort pour Messieurs les Chats.
Que ne sait point ourdir une langue traîtresse
Par sa pernicieuse adresse?
Des malheurs qui sont sortis
De la boîte de Pandore,
Celui qu’à meilleur droit tout l’Univers abhorre,
C’est la fourbe, à mon avis.

Dịch

Ngay trên ngọn một thân cây rỗng
Gia đình đại bàng sống lâu nay
Lợn lòi ngụ dưới gốc cây
Còn mèo thì ở giữa hai láng giềng
Khéo thu xếp khoảng riêng từng hộ
Không bên nào gây khó chịu gì
Dùng đồ chung chạ kể chi
Các con, các mẹ tuỳ nghi hàng ngày
Mèo phá cảnh hoà thuận này
Bằng tính gian giảo xưa rày lừng danh
Trước tiên mụ trèo ngay lên ngọn
Gặp đại bàng bảo gọn như sau:
“Cái chết lơ lửng trên đầu
(Ít ra cũng lũ lau nhau đi đời
Mẹ con là một mà thôi)
Chẳng bao lâu nữa là toi hết rồi
Bác có thấy lợn lòi đào đất
Dưới chân ta để đặt quả mìn?
Con mụ đáng rủa đáng nguyền
Làm cây bật gốc gây nên lụi tàn
Cho vận mạng hai đàn con nhỏ
Cây quay lơ là nó vồ luôn
Nếu còn sót được một con
Em đây cũng dịu bớt cơn kêu trời”
Bơm lo sợ đầy vơi chốn đó
Xong mèo ta xuống chỗ lợn lòi
Chị mới sinh mấy hôm thôi
Lại gần nói nhỏ mấy lời vào tai:
“Hỡi cô bạn tôi đây mến mộ
Người láng giềng sướng khổ có nhau
Xin báo một tin như sau:
Thằng đại bàng vẫn rình lâu nay rồi
Bạn vắng nhà một lát thôi
Là các cháu sẽ đi đời nhà ma
Nhưng xin chớ nói hở ra
Nếu không kẻ chịu chính là mèo đây
Cơn giận của thằng này khiếp lắm
Hãy giúp tôi im lặng nghe không?”
Gieo kinh hoàng nơi đây xong
Mụ bèn chào lợn ung dung về nhà
Đại bàng không dám ra khỏi tổ
Nên các con chẳng có gì ăn
Nhà lợn lòi còn tệ hơn
Cả hai chị ngốc đều không biết rằng
Mối lo âu chiếm phần lớn nhất
Là đừng cho đói khát xảy ra
Cả hai ở lì trong nhà
Phòng khi sự cố xảy ra sẵn sàng
Mới cứu kịp cả đàn con nhỏ
Đại bàng sợ ming nổ cây tan
Lợn lo bị đột nhập chăng
Cả con lẫn mẹ cái ăn không còn
Cái đói phá sạch trơn mọi thứ
Họ đại bàng cùng họ lợn lòi
Từ chỗ sinh sống thảnh thơi
Sa cơ đến nỗi tàn đời đấy thôi
Thế là họ mèo thu lời
Được tăng viện lớn mà hời làm sao

Giọng lưỡi xúc xiểm nào mà lạ
Thấu mưu cao che đậy hại người
Rất nguy cho thảy mọi nhà?
Trong muôn tai hoạ của bà Pandore
Vung ra vì tò mò thái quá
Thì cái mà thiên hạ trước sau
Ghê tởm chính đáng hàng đầu
Là tính gian giảo chứ đâu

Anh nghiện rượu và chị vợ

Chacun a son défaut, où toujours il revient:
Honte ni peur n’y remédie.
Sur ce propos, d’un conte il me souvient:
Je ne dis rien que je n’appuie
De quelque exemple. Un suppôt de Bacchus
Altérait sa santé, son esprit et sa bourse.
Telles gens n’ont pas fait la moitié de leur course
Qu’ils sont au bout de leurs écus.
Un jour que celui-ci, plein du jus de la treille,
Avait laissé ses sens au fond d’une bouteille,
Sa femme l’enferma dans un certain tombeau.
Là, les vapeurs du vin nouveau
Cuvèrent à loisir. A son réveil il treuve
L’attirail de la mort à l’entour de son corps:
Un luminaire, un drap des morts.
Oh! dit-il, qu’est ceci? Ma femme est-elle veuve?
Là-dessus, son épouse, en habit d’Alecton,
Masquée et de sa voix contrefaisant le ton,
Vient au prétendu mort, approche de sa bière,
Lui présente un chaudeau propre pour Lucifer.
L’époux alors ne doute en aucune manière
Qu’il ne soit citoyen d’enfer.
Quelle personne es-tu? dit-il à ce fantôme.
La cellerière du royaume
De Satan, reprit-elle; et je porte à manger
A ceux qu’enclôt la tombe noire.
Le mari repart sans songer:
Tu ne leur portes point à boire?

Dịch

Chứng nào tật ấy trơ trơ
E gờm, xấu hổ có chừa được đâu
Nhân điều đó nhớ câu chuyện cũ
Đem ra làm ví dụ thấy ngay
Một anh đồ đệ làng say
Thần suy, xác nhược, sạch bay tiền rồi
Ấy lắm kẻ nửa đời nửa đoạn
Dẫu tiền nghìn bạc vạn cũng tong
Anh ta vừa nốc rượu xong
Đã vui tri giác tận cùng đáy chai
Vợ anh đặt nằm dài mồ giả
Để chàng say bốc hả hơi men
Khi anh tỉnh rượu nhìn xem
Quanh mình đồ táng nến đèn chi đây?
Tấm vải liệm, ô hay, quái gở!
“Để vợ mình góa bụa rồi chăng?”
Bấy giờ chị vợ hiện thân
Trên mình khoác áo nữ thần âm cung
Đeo mặt nạ, quỷ hung mạo giọng
Tiến lại anh chết sống mơ màng
Lù lù sát đến áo quan
Đưa tô cháo lú món ăn Dạ đài
Anh chàng chẳng còn hoài nghi nữa
Đích mình là âm phủ công dân
Nhìn ma mới hỏi tần ngần:
Ai là ai đó? là thần hay ma?
Chị vợ đáp: – Ta, bà Nội vụ
Chức quan gia trong phủ Quỷ vương
Ta đem cháo lú bữa thường
Cho người ở cõi suối vàng tối tăm
Anh chồng chẳng để tâm suy nghĩ
Hỏi luôn rằng: – Đây chỉ cho ăn
Thế còn khoản uống, nhịn chăng?

Sói và cò

Les Loups mangent gloutonnement.
Un Loup donc étant de frairie
Se pressa, dit-on, tellement
Qu’il en pensa perdre la vie:
Un os lui demeura bien avant au gosier.
De bonheur pour ce Loup, qui ne pouvait crier,
Près de là passe une Cigogne.
Il lui fait signe; elle accourt.
Voilà l’Opératrice aussitôt en besogne.
Elle retira l’os; puis, pour un si bon tour,
Elle demanda son salaire.
“Votre salaire? dit le Loup:
Vous riez, ma bonne commère!
Quoi? ce n’est pas encor beaucoup
D’avoir de mon gosier retiré votre cou?
Allez, vous êtes une ingrate:
Ne tombez jamais sous ma patte.”

Dịch

Ăn tham nuốt vội
Tính Sói xưa nay
Sói kia phè phỡn cỗ đầy
Nuốt nhanh tưởng đã mạng rày đi tong
Mảnh xương mắc sâu trong cuống họng
Thở ặc è khó rống, khôn la
Bảy đời phúc Sói nhà ta
Cái Cò đâu bỗng dạo qua tới gần
Sói ra hiệu gọi thầm Cò đến
Bà lang ta nhanh nhẹn trổ nghề
Xương kia bà rút tức thì
Rút xong mới đặt vấn đề tiền công
Sói bảo: “Đòi tiền ông nữa hử?
Rõ đùa dai con mụ nực cười!
Cổ vừa thoát họng ông rồi
Được tha đã phúc còn đòi tính công?
Cút đi! Bạc nghĩa! Đừng hòng!
Từ nay chớ vướng chân ông, bỏ bầm!”

La Fontaine thành công rất lớn như các truyện ngắn của ông đã được viết một cách cực kỳ phóng đãng, nên bị cấm lưu hành nhưng vẫn được bán rất chạy một cách lén lút. Phong cách sáng tác thơ của ông được mọi người đánh giá rất cao và hiếm có trong nền thơ ca Pháp.

Tagged: