La Fontaine là một nhà thơ vang danh được nhiều độc giả trên thế giới yêu thích và ngưỡng mộ. Ông có kiến thức uyên bác về cả thiên nhiên và xã hội, giao thiệp rộng rãi với giới trí thức tự do, sống phóng túng, không thích gần gũi cung đình như nhiều nhà văn cổ điển khác. Những trang thơ của ông mang những giá trị cao cả cùng những lối thơ táo bạo và phóng túng. Chỉ khi bạn suy ngẫm về những thi phẩm này thì mới có thể cảm nhận được phong cách sáng tác thơ thiên phú của ông. Đừng bỏ lỡ nhé!
Sư tử bị người quật chết
On exposait une peinture,
Où l’Artisan avait tracé
Un Lion d’immense stature
Par un seul homme terrassé.
Les regardants en tiraient gloire.
Un Lion, en passant rabattit leur caquet.
Je vois bien, dit-il, qu’en effet
On vous donne ici la victoire:
Mais l’Ouvrier vous a déçus:
Il avait liberté de feindre.
Avec plus de raison nous aurions le dessus,
Si mes Confrères savaient peindre.
Dịch
Người ta mang trưng bày
Một bức tranh khá đẹp
Hùng sư to khôn tầy
Bị một người quật chết
Kẻ đứng xem tự đắc
Một Sư Tử chợt qua
Khiến họ bặt lời ca
Mãnh Sư lên tiếng nói:
“Lũ bay cảm thấy khoái
Vì đã thắng trong tranh
Nhưng thằng thợ vẽ ranh
Đã đùa bay trâng tráo
Múa bút hắn vẽ láo
Nếu họ Sư nhà ta
Mà biết hoạ như người
Thì bao giờ cũng thắng thôi
Thế mới là đúng lẽ đời xưa nay”
Con cáo và chùm nho
Certain renard gascon, d’autres disent normand,
Mourant presque de faim, vit au haut d’une treille
Des raisins mûrs apparemment,
Et couverts d’une peau vermeille.
Le galand en eût fait volontiers un repas ;
Mais comme il n’y pouvait atteindre :
“Ils sont trop verts, dit-il, et bons pour des goujats.”
Fit-il pas mieux que de se plaindre ?
Dịch
Cáo kia dù trắng hay đen
Vẫn phường khoác lác vẫn tên bịp đời
Đói meo tưởng chết tới nơi
Giàn cao trông thấy nho tươi ngon lành
Nho chín mọng phơi mình đỏ chót
Gã phong lưu nước bọt chảy dài
Không với tới, gã chê bai:
Nho xanh chỉ xứng miệng loài phàm phu!
Than phiền phỏng ích hơn ru?
Thiên nga và bác bếp
Dans une ménagerie
De volatiles remplie
Vivaient le Cygne et l’Oison:
Celui-là destiné pour les regards du maître;
Celui-ci, pour son goût: l’un qui se piquait d’être
Commensal du jardin, l’autre, de la maison.
Des fossés du Château faisant leurs galeries,
Tantôt on les eût vus côte à côte nager,
Tantôt courir sur l’onde, et tantôt se plonger,
Sans pouvoir satisfaire à leurs vaines envies.
Un jour le Cuisinier, ayant trop bu d’un coup,
Prit pour Oison le Cygne; et le tenant au cou,
Il allait l’égorger, puis le mettre en potage.
L’oiseau, prêt à mourir, se plaint en son ramage.
Le Cuisinier fut fort surpris,
Et vit bien qu’il s’était mépris
“Quoi? je mettrois, dit-ilj un tel chanteur en soupe!
Non, non, ne plaise aux Dieux que jamais ma main coupe
La gorge à qui s’en sert si bien!”
Ainsi dans les dangers qui nous suivent en croupe
Le doux parler ne nuit de rien.
Dịch
Sân nuôi nọ nuôi đầy chim chóc
Thiên Nga cùng Ngỗng nhóc sống chung
Con kia đẹp mắt chủ trông
Con này lại để thích lòng chủ xơi
Con khoe mình khách ngoài vườn cảnh
Con tự hào cũng cánh nhà trong
Lâu đài hào nước bao vòng
Là nơi hai bạn thong dong chơi bời
Khi người thấy sóng đôi đạp nước
Rẽ sóng cùng bơi ngược bơi xuôi
Khi thì lặn ngụp một hơi
Vẫn chưa đủ thích vui chơi thỏa lòng
Bác nhà bếp một hôm quá chén
Bắt Ngỗng non, nhầm béng Thiên nga
Tóm ngay cổ sắp đem ra
Cắt tiết nấu cháo, thật là tuyệt ngon
Chú Thiên nga chỉ còn chờ chết
Cất giọng than thảm thiết bi tình
Bác nhà bếp bất thình lình
Tỉnh ra mới biết rằng mình nhầm to
“Ấy chết! Suýt nữa ta nấu cháo
Một danh ca độc đáo dường này!
Không, không! Trời phật chứng đây
Khi nào ta lại đang tay phũ phàng
Đem cắt họng anh chàng lỗi lạc
Họng phát ra điệu nhạc tuyệt vời!”
Cho hay dù chết đến đuôi
Một lời nói ngọt thiệt thòi chi đâu
Lũ sói và bọn chiên
Après mille ans et plus de guerre déclarée,
Les Loups firent la paix avecque les Brebis.
C’était apparemment le bien des deux partis;
Car si les Loups mangeaient mainte bête égarée,
Les Bergers de leur peau se faisaient maints habits.
Jamais de liberté, ni pour les pâturages,
Ni d’autre part pour les carnages:
Ils ne pouvaient jouir qu’en tremblant de leurs biens.
La paix se conclut donc : on donne des otages;
Les Loups, leurs Louveteaux; et les Brebis, leurs Chiens.
L’échange en étant fait aux formes ordinaires
Et réglé par des Commissaires,
Au bout de quelque temps que Messieurs les Louvats
Se virent Loups parfaits et friands de tuerie,
Ils vous prennent le temps que dans la Bergerie
Messieurs les Bergers n’étaient pas,
Etranglent la moitié des Agneaux les plus gras,
Les emportent aux dents, dans les bois se retirent.
Ils avaient averti leurs gens secrètement.
Les Chiens, qui, sur leur foi, reposaient sûrement,
Furent étranglés en dormant:
Cela fut sitôt fait qu’à peine ils le sentirent.
Tout fut mis en morceaux ; un seul n’en échappa.
Nous pouvons conclure de là
Qu’il faut faire aux méchants guerre continuelle.
La paix est fort bonne de soi,
J’en conviens; mais de quoi sert-elle
Avec des ennemis sans foi?
Dịch
Hơn nghìn năm dằng dai ác chiến
Sói nghị hòa thân thiện cùng Chiên
Hẳn là phúc cả đôi bên
Bởi vì nếu Sói thịt Chiên lạc bầy
Thì Mục tử cũng tay tàn bạo
Lột da lang may áo đã nhiều
Đôi bên cùng bị gieo neo
Tự do mà thế là điều hư không
Chẳng tự do trên đồng gặm cỏ
Chẳng tự do kiếm bở thịt tươi
Ngán thay,vô tận kho trời
Của mình mình hưởng, vì ai cứ gờm!
Nay hội nghị hiệp thương đình chiến
Đem con tin gửi đến làm bằng
Bên Chiên mấy chú chó săn
Bên Sói gửi lại mấy thằng Sói con
Việc trao đổi làm tròn thủ tục
Có ủy viên coi sóc thi hành
Ít lâu, các cậu Sói ranh
Trở nên khát máu khi thành Sói ông
Rình Mục tử lúc không có mặt
Nhằm Chiên con nào thật béo quay
Cắn hầu sạt tới nửa bầy
Ngoạm răng tha biến, rút ngay vào rừng
Lại bí mật báo cùng đồng loại
Chó tin vào lời Sói, ngờ đâu
Đang ngon giấc, bị cắn hầu
Nhanh như chớp, êm như ru, thấy gì
Đều bị Sói tức thì xé xác
Chẳng một con nào thoát được thân
Một kết luận đây cần được rút
Diệt hung tàn chớ phút nào ngơi
Hòa bình tốt thật – đành rồi!
Nhưng hòa sao được với nòi bất lương?
Sư tử về già
Le Lion, terreur des forêts,
Chargé d’ans et pleurant son antique prouesse,
Fut enfin attaqué par ses propres sujets,
Devenus forts par sa faiblesse.
Le Cheval s’approchant lui donne un coup de pied ;
Le Loup un coup de dent, le Bœuf un coup de corne.
Le malheureux Lion, languissant, triste, et morne,
Peut a peine rugir, par l’âge estropié.
Il attend son destin, sans faire aucunes plaintes ;
Quand voyant l’Ane même à son antre accourir :
« Ah ! c’est trop, lui dit-il ; je voulais bien mourir ;
Mais c’est mourir deux fois que souffrir tes atteintes. »
Dịch
Xưa kia sư tử oai trời
Đến nay già lão nằm dài khóc than
Còn đâu dũng khí sức xuân
Yếu hèn chịu để quần thần tấn công
Ngựa xông tới quay mông đá hất
Sói xông vào cắn ngập chân răng
Bò vung sừng hấp bất thần
Chúa sơn lâm không một lần kêu van
Buồn thê thảm thân tàn ma dại
Lặng lẽ chờ lưỡi hái tử thần
Chẳng còn hơi sức thét gầm
Đến lừa cũng xáp lại gần ra tay
“Ôi chao, quá lắm thay, lừa hỡi
Sư tử già liền nói một hơi –
Phận đành chờ chết đấy thôi
Nhưng nhục hình có nhà ngươi góp phần
Thà rằng ta chết hai lần”
Philomèle và Progné
Autrefois Progné l’hirondelle
De sa demeure s’écarta,
Et loin des villes s’emporta
Dans un bois où chantait la pauvre Philomèle.
«Ma soeur, lui dit Progné, comment vous portez-vous?
Voici tantôt mille ans que l’on ne vous a vue:
Je ne me souviens point que vous soyez venue,
Depuis le temps de Thrace, habiter parmi nous.
Dites-moi, que pensez-vous faire?
Ne quitterez-vous point ce séjour solitaire?
-Ah! reprit Philomèle, en est-il de plus doux?»
Progné lui repartit: «Eh quoi? cette musique,
Pour ne chanter qu’aux animaux,
Tout au plus à quelque rustique?
Le désert est-il fait pour des talents si beaux?
Venez faire aux cités éclater leurs merveilles.
Aussi bien, en voyant les bois,
Sans cesse il vous souvient que Térée autrefois,
Parmi des demeures pareilles,
Exerça sa fureur sur vos divins appas.
Et c’est le souvenir d’un si cruel outrage
Qui fait, reprit sa soeur, que je ne vous suis pas:
En voyant les hommes, hélas!
Il m’en souvient bien davantage.»
Dịch
Ngày xưa chị én Progné
Rời nơi đô hội lạc về rừng xanh
Nghe tiếng sơn ca em mình
Bèn tìm ngay đến thân tình vấn an
Lựa lời én bảo nàng: “Em ạ
Ngàn năm qua chị chẳng gặp em
Thực tình chị cũng đã quên
Thời gian chung sống tại miền đất xưa
Em định làm gì bây giờ
Có rời cuộc sống vật vờ cô đơn?”
Philomèle liền đáp luôn:
“Em thấy êm dịu thật không đâu bằng!”
“Âm nhạc này nên chăng em cứ
Dành mãi cho một lũ chim muông
Cùng kẻ thô lậu tầm thường?
Hoang mạc đâu phải nơi dung thiên tài!
Về thành thị, bỏ chốn này
Rạng danh tiếng hót khôpn tày của em
Nhìn rừng em thật khó quên
Tên vua thịnh nộ đã đem nhục hình
Tàn hại nét gợi tinh thần thánh”
“Kỷ niệm xưa về cảnh tượng này
Sơn ca đáp lại như vầy –
Làm em không thể rời đây đi cùng
Thấy loài người càng nhớ hung
Thà rằng em cứ ở rừng cho xong.”
Người đàn bà chết đuối
Je ne suis pas de ceux qui disent: “Ce n’est rien:
C’est une femme qui se noie.”
Je dis que c’est beaucoup; et ce sexe vaut bien
Que nous le regrettions, puisqu’il fait notre joie.
Ce que j’avance ici n’est point hors de propos,
Puisqu’il s’agit en cette Fable,
D’une femme qui dans les flots
Avait fini ses jours par un sort déplorable.
Son Epoux en cherchait le corps,
Pour lui rendre, en cette aventure,
Les honneurs de la sépulture.
Il arriva que sur les bords
Du fleuve auteur de sa disgrâce
Des gens se promenaient ignorants l’accident.
Ce mari donc leur demandant
S’ils n’avaient de sa femme aperçu nulle trace:
“Nulle, reprit l’un d’eux ; mais cherchez-la plus bas;
Suivez le fil de la rivière.”
Un autre repartit : “Non, ne le suivez pas;
Rebroussez plutôt en arrière:
Quelle que soit la pente et l’inclination
Dont l’eau par sa course l’emporte,
L’esprit de contradiction
L’aura fait flotter d’autre sorte.”
Cet homme se raillait assez hors de saison.
Quant à l’humeur contredisante,
Je ne sais s’il avait raison;
Mais que cette humeur soit ou non
Le défaut du sexe et sa pente,
Quiconque avec elle naîtra
Sans faute avec elle mourra,
Et jusqu’au bout contredira,
Et, s’il peut, encor par-delà.
Dịch
Tôi không thuộc hạng người nói:
“Có gì đâu! Chỉ là một người đàn bà chết đuối”
Tôi bảo: quan trọng lắm, và rất đáng ngậm ngùi
Vì phái ấy cho chúng ta niềm vui
Tôi nói có duyên do, không vu vơ đâu các bạn!
Xin hãy nghe chuyện chị phụ nữ này, dưới dạng ngụ ngôn:
Số chị thảm thiết sao! sông nước hoá mồ chôn
Người bạn đời bất hạnh đi tìm, mong vớt xác
Chôn theo lễ, trọn tình với người mệnh bạc
Ngẫu nhiên trên bờ con sông chết tiệt
Có mấy kẻ đi qua, tai nạn kia không biết
Anh ta hỏi có thấy vợ mình trôi nổi ở đâu không
“Không thấy gì, một anh nói, nhưng hãy cứ theo dòng
Tìm xuống dưới”. Anh khác cãi: “Đừng hòng!
Chớ tìm xuống. Hãy ngược lên mới phải
Dẫu triền xuôi, và xiết đến đâu nước chảy
Tính cứng đầu, cứng cổ trời sinh
Cũng khiến chị ta trôi khác cách thường tình”.
Anh ấy đùa không đúng nơi! Chuyện không phải nói
Nhưng tính cãi chày cãi cối
Của đàn bà tôi không biết nói đúng hay ngoa
Dù tính ấy có là tật chung của các chị, các bà
Hay chăng nữa, ai đã trót với nó sinh ra
Cũng mang nó cho đến khi hết thở
Chết tạn cổ rồi, họ còn cứ cãi
Sang thế giới bên kia, nếu có thể, họ còn cãi nữa
Chồn lột vào kho
Damoiselle Belette, au corps long et flouet,
Entra dans un grenier par un trou fort étret :
Elle sortait de maladie.
Là, vivant à discrétion,
La galante fit chère lie,
Mangea, rongea: Dieu sait la vie,
Et le lard qui périt en cette occasion !
La voilà, pour conclusion,
Grasse, maflue et rebondie.
Au bout de la semaine, ayant dîné son soûl,
Elle entend quelque bruit, veut sortir par le trou,
Ne peut plus repasser, et croit s’être méprise.
Après avoir fait quelques tours,
«C’est, dit-elle, l’endroit: me voilà bien surprise;
J’ai passé par ici depuis cinq ou six jours.»
Un rat, qui la voyait en peine,
Lui dit:« Vous aviez lors la panse un peu moins pleine.
Vous êtes maigre entrée, il faut maigre sortir.
Ce que je vous dis là, l’on le dit à bien d’autres.
Mais ne confondons point, par trop approfondir,
Leurs affaires avec les vôtres.»
Dịch
Cô nương Chồn mảnh mai tha thướt
Gặp lỗ con, chui tuốt vào kho
Ốm xong còn hãy gầy xo
Chuột sa chĩnh nếp chỉ lo ăn xài
Nhiều bao, hũ chứa đầy bột, mỡ
Sạch sành sanh như vỡ bóng mưa
Cô nương bồi dưỡng cho vừa
Má căng núng nính, bụng thừa mỡ ra
Hết một tuần xét qua lại sức
Nghe động nên tính rúc lỗ ra
Lỗ kia chui lại không vừa
Ngẩn ngơ Chồn tưởng lú roi quên đàng
Lại bò dọc bò ngang tìm nữa
Trước lỗ xưa, Chồn nói: “Nơi này
Ta chui mới sáu hôm nay
Cớ chi lạ vậy? Mới rầy rà sao!”
Thầy Cống thấy rầu rầu cô nọ
Bảo: “Trước đây cô nhỏ bụng kia
Gầy vào thì phải gầy ra
Điều này đáng nhắc quanh ta bao người
Cũng đừng suy diễn cô ơi
Kẻo mà lẫn lộn việc người việc cô”
Mèo và chuột già
J’ai lu, chez un conteur de fables,
Qu’un second Rodilard, l’Alexandre des chats,
L’Attila, le fléau des rats,
Rendait ces derniers misérables.
J’ai lu, dis-je, en certain auteur
Que ce chat exterminateur,
Vrai Cerbère, était craint une lieue à la ronde:
Il voulait de souris dépeupler tout le monde.
Les planches qu’on suspend sur un léger appui,
La mort aux rats, les souricières,
N’étaient que jeux au prix de lui.
Comme il voit que dans leurs tanières
Les souris étaient prisonnières,
Qu’elles n’osaient sortir, qu’il avait beau chercher,
Le galant fait le mort, et du haut d’un plancher
Se pend la tête en bas. La bête scélérate
A de certains cordons se tenait par la patte.
Le peuple des souris croit que c’est châtiment,
Qu’il a fait un larcin de rôt ou de fromage,
Egratigné quelqu’un, causé quelque dommage;
Enfin, qu’on a pendu le mauvais garnement.
Toutes, dis-je, unanimement
Se promettent de rire à son enterrement,
Mettent le nez à l’air, montrent un peu la tête,
Puis rentrent dans leurs nids à rats,
Puis ressortant font quatre pas,
Puis enfin se mettent en quête.
Mais voici bien une autre fête:
Le pendu ressuscite; et sur ses pieds tombant,
Attrape les plus paresseuses.
«Nous en savons plus d’un, dit-il en les gobant:
C’est tour de vieille guerre; et vos cavernes creuses
Ne vous sauveront pas, je vous en avertis:
Vous viendrez toutes au logis.»
Il prophétisait vrai: notre maître Mitis
Pour la seconde fois les trompe et les affine,
Blanchit sa robe et s’enfarine;
Et de la sorte déguisé,
Se niche et se blottit dans une huche ouverte.
Ce fut à lui bien avisé:
La gent trotte-menu s’en vient chercher sa perte.
Un rat, sans plus, s’abstient d’aller flairer autour:
C’était un vieux routier, il savait plus d’un tour;
Même il avait perdu sa queue à la bataille.
«Ce bloc enfariné ne me dit rien qui vaille,
S’écria-t-il de loin au général des chats:
Je soupçonne dessous encor quelque machine:
Rien ne te sert d’être farine;
Car, quand tu serais sac, je n’approcherais pas.»
C’était bien dit à lui; j’approuve sa prudence:
Il était expérimenté,
Et savait que la méfiance
Est mère de la sûreté.
Dịch
Một ông “Mỉu róc” bất nhân
Làm cho loài Chuột điêu tàn đáng thương!
Oai Mèo lừng lẫy một phương
Thấy Mèo, hồn Chuột tìm đường lên mây!
Dây kia, máy nọ bẫy này
Đối với Mèo, chỉ đồ bày cho vui!
Hang sâu, Chuột chẳng dám rời
Mèo ta thấy vắng mới ngồi nghĩ mưu
Nó bèn giả chết nằm queo
Lấy dây buộc cẳng, tự treo lên xà!
Chuột nằm trong bộng nhìn ra
Tưởng ông mèo bị người ta hành hình
Hay Mèo ăn vụng thịt ninh
Hoặc là đánh vỡ độc bình người ta?
Hay là giết vịt, bắt gà
Hay là cào cấu con nhà chủ ông?
Nên người ta mới không dung
Hẹn khi chôn Mỉu, Chuột cùng hò la!
Cả làng Chuột kéo nhau ra
Con đang hóng gió, con đà lục niêu!
Có con không dám ra nhiều
Có con tự thị, tự kiêu chạy hoài!
Sự đâu có sự lạ đời
Con Mèo chết ấy bỗng rơi xuống nền!
Nó đã sống lại hiển nhiên
Chuột nào chạy chậm là tuyền bị xơi
Mèo ta vừa nói vừa nhai:
Chúng ta nhiều mẹo lừa đời lắm thay!
Mẹo này dùng đã lâu ngày
Hang sâu khó cứu khỏi tay Mèo tài!
Ta xin báo trước các ngài
Cầu trời độ Chuột tại nơi hang nhà!
Lần sau mèo lấy bột chà
Làm cho lông trắng để mà lừa ai
Thùng không, mèo khẽ đến ngồi
Mèo cho chước ấy lừa đời rất thông
“Loài đi nhon nhót” hết hòng
Một con Chuột lão thoạt trông, biết liền
Nó đành không dám mon men
Chuột xù già cả cho nên tinh tường
Nó từng ra chốn chiến trường
Cụt đuôi còn dấu bị thương rõ ràng!
Đứng xa Chuột mới hô rằng:
“Cục bột ta phải coi chừng lũ bay
Chắc là mưu chước chi đây
Mèo kia làm thế, Chuột này biết ngay!
Cho mày là cái bị đay
Thì ông cũng chẳng ra ngoài lân la”
Khen cho trí tuệ Chuột già
Tiện đây, xin cũng dặn qua một lời:
“Ở đời chớ có tin người
Muốn cho chắc chắn, học bài đa nghi”
Trên đây, chúng tôi đã dành tặng đến quý độc giả những trang thơ vang danh nhất của nhà thơ La Fontaine. Ông là một nhà thơ ngụ ngôn và nhà thơ cổ điển nổi tiếng của Pháp, những bài thơ của ông được biết đến rất rộng rãi vào thế kỷ XVII.