Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và tập Ngư tiều y thuật vấn đáp phần 7

Nguyễn Đình Chiểu tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai. Sinh ngày 1 tháng 7 năm 1822, tại làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).Tuổi niên thiếu, Nguyễn Đình Chiểu từng chứng kiến cảnh loạn lạc của xã hội lúc bấy giờ, đặc biệt là cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi tại Gia Định.

Nguyễn Đình Chiểu viết Ngư tiều y thuật vấn đáp chủ yếu đề cập tới các phương diện làm thuốc và nghề y. Tuy nhiên thông qua đó ta có thể cảm nhận được một tinh thần yêu nước nồng nàn. Đó cũng chính là cái hay của nhà thơ này. Nó độc đáo và mang nhiều tầng ý nghĩa. Hãy cùng tapchivannghe.com tìm hiểu các hồi tiếp theo mà Nguyễn Đình Chiểu viết trong tập truyện thơ này để cảm nhận một nhân cách cao cả của con người tài hoa này bạn nhé!

Hồi 24

Trong ngoài hợp chứng tỏ truyền,

Phải coi vận khí theo niên đổi dời,
Năm vận, sáu khí ở trời,
Năm tạng, sáu phủ ở người ứng nhau,
Cho hay năm vận chủ đau,
Sáu khí lâm bệnh, trước sau có lề,

Bởi câu “khí vận bất tề”
Khiến dân bệnh hoạn trách về thấy lo.
Chưa thông vận khí khôn mò,
Nhóm lời ca quyết đọc cho biết đáng.

Cơ bênh ngoại cảm ôn thử thương hàn Hà Giản Lưu tiên sinh ôn thử soạn yếu
(Nguyên nhân các bệnh ngoại cảm – ôn thử thương hàn. Tóm tắt bài soạn về ôn thử của ông Lưu Hà Giản)
Dịch nghĩa:
Các chứng phong, co giật, choáng váng thuộc về can mộc.
Các chứng đau, ngứa nhọt, lở thuộc về tâm hoả.
Các chứng thấp, thũng, đầy vốn thuộc về tỳ thổ.
Các chứng tức, uất, mòn mỏi thuộc về phế kim.
Các chứng lạnh, co rút thuộc về thận thuỷ.
Đó là danh mục chủ yếu các bệnh do ngũ vận gây ra.

Các chứng bất thình lình bị cứng thẳng chân tay,
Gân cốt co lại hay mềm oặt thật nhanh,
Vốn thuộc hai kinh Túc chủ về gan và mật,
Do khí Quyết âm phong mộc gây ra.

Các chứng thở khò khè, ợ và nôn ra nước chua,
Thình lình ỉa chảy như rót nước, có khi bị chuột rút,
Tiểu tiện đục như có cặn, lẫn cả những tia máu,
Nổi hạch, nổi nhọt, phát ban, lên sởi,
Ung thư, thổ tả do bị chứng hoắc loạn,
trong người bực bội, phù thũng, mũi nghẹt và khô,
Chảy máu cam, đái rát, mình phát nóng.
Sợ lạnh, phát run, hay giật mình hoảng hốt,
Khi cười, khi khóc, nói sàm, mất máu,
Bụng chương lên, vỗ vào có tiếng bồm bộp.
Đó là do khí Thiếu âm quân hoả gây ra,
Lỗi của hai kinh Thủ chủ về tim và ruột non.

Các chứng chi và người cứng đơ, hay tích muốn thành trệ,
Hoắc loạn, đầy do các chứng cách, bĩ,
Trong mình thấy nặng nhọc, thổ tả, chân sưng,
Thịt phù mềm, như bùn, ấn vào lõm xuống không nổi lên,
Đó là do khí Thái âm thấp thổ của hai kinh Túc,
Chủ về lá lách và dạ dày gây ra.

Các chứng nóng, mê man, vật vã, gân giật giật,
Hồi hộp, co giật, lăn lộn quá mức,
Thình lình cấm khẩu, hôn mê, bứt rứt, điên cuồng,
La thét, hoảng sợ, hơi xông ngược lên.
Đùi sưng đau ê, hắt hơi, mửa, phát lở,
Cổ họng buốt, tai ù tưởng chừng điếc đặc.
Lợm mửa, ăn uống không thể nuốt trôi,
Mắt mờ, nhìn không rõ, kéo màng, thịt giật,
Hoặc là phát run, nói ngọng, ngơ ngác như mất hồn,
Đau thình lình, tả lỵ thình lình.
Đó là do khí Thiếu dương tướng hoả của hai kinh Thủ,
Chủ về màng tim và tam tiêu gây ra,

Các chứng khô, cạn, sáp, bí
Cứng ráo, da rộp lên,
Đều do khí Dương minh táo kim,
Chủ về hai kinh thuộc phổi và ruột già gây ra,

Nước dãi và nước tiểu trong và lạnh.
Bị khối u, sa đì, báng đều rắn,
Đầy bụng, đau gấp, đại tiện chỉ có nước,
Ăn uống không thấy đói, thổ tả đều có mùi tanh.
Co duỗi khó khăn, thấy lạnh giá,
Lạnh giá, bế tắc thuộc về kinh Thái dương,
Chủ về thận và bọng đái tức là khí hàn thuỷ gây nên.
Âm dương, gốc ngọn chỉ trong vòng lục khí.

Phong, hoả, thử thấp táo hàn,

Bốn mùa qua lại, chàng rằng hơn thua.
Khí nào hơn lại vẽ bùa,
Khiến hơi tà nghịch theo lùa làm đau.
Người cùng trời đất ứng nhau,
Khí mùa chẳng chính, chứng đau không thường,

Ngoại rằng cảm, nội rằng thương,
Ngoài tiêu trong bản, âm dương khác phần.
Từ ngoài sáu phủ vào lần,
Đến trong năm tạng, tinh thần chẳng an.
Thử xem một chứng thương hàn,
1680-Tạng nào mạch nấy, chia bàn tử sinh.
Tâm can, tỳ, phế, thận danh,
Noi trong sinh khắc năm hành đoán ra,
Giả như tâm hoả chịu tà,
Vì nơi thận thuỷ đắm sa gây loàn.

Lấy hai tạng ấy so bàn,
Thổ tỳ, kim phế, mộc can cũng vầy.

Thương hàn ngũ tạng thụ bệnh ca
(Bài ca về bệnh thương hàn mà ngũ tạng bị bệnh)
Dịch nghĩa:
Nhói tim, lưỡi cứng, cười thì mặt đỏ lên.
Bực bội, bàn tay nóng, miệng ráo,
Trên rốn động hơi, mạch nên Hồng, Khẩ, Sác,
Nếu đi Trầm, Vi, thì mạng không toàn.
(thuỷ khắc hoả)
Bệnh gan thì mặt xanh, mắt đau, nhắm,
Gan co, vẻ giận dữ, bên trái rốn thấy tưng tức,
Mạch nên Huyền và Trường
Nếu Phù, Sắc, Đoản đều không chữa được!
(kim khắc mộc)
Bệnh tỳ thì không ăn, da mặt vàng,
Mình nặng, chân tay đau, thích nằm liệt giường,
Hơi động giữa rốn, mạch nên Hoãn và Đại,
Huyền, Trường và Khẩn ấy là tai ương.
(mộc khắc thổ)
Bệnh phổi thì mặt nhợt, vẻ lo buồn,
Thở dốc, đổ máu cam, nóng rét, ho, suyễn.
Thấy tưng tức ở bên phải rốn, mạch nên Trầm, Tế, Sắc,
Đại mà Lao là căn do của sự chết! (hoả khắc kim)
Bệnh thận thì mặt đen, móng tay, móng chân xanh,
Chân lạnh bụng đau, trong tai ù,
Hơi động dưới rốn, mạch nên Trầm, Hoạt,
Hoãn mà Đại là tình tạng chết.
(thổ khắc thuỷ)

Ấy rằng của đệ nhất quan,
Chứng nào chẳng bởi thương hàn gây ra.
Đến chừng biện các khí tà,

Bệnh người mới cảm gọi là trúng thương,
Sách nêu chữ “trúng”, chữ “thương”.
Cho hay khí độc không thường người xuông.
Lắm cơn mưa gió luông tuồng,
Núi, đầm, khe, suối, độc duồng hơi bay,

Rằng ai gặp ấy chẳng may,
Chứng nào thuốc nấy nhờ tay thấy điều.
Trong là bản, ngoài là tiêu
Ta từng nhận chứng học nhiều bài ca:

Biểu lý nhị chứng ca
(Bài ca về hai chứng biểu, lý)
Dịch nghĩa:
Khi phát nóng, sợ lạnh, thân thể đau,
Mạch Phù là thuộc biểu, anh nên nhớ,
Nếu không sợ lạnh, chỉ sợ nóng,
Mạch Trầm, mồ hôi nhiều, thì đúng là lý không còn ngờ gì nữa.

Biên phong thấp chứng ca
(Bài ca biện luận chứng phong thấp)
Dịch nghĩa:
Xưa nay vẫn truyền có chứng phong, thấp hợp làm một bệnh.
Hơi thở khò khè, lừ đừ chỉ muốn ngủ,
Trong người thấy nặng nhọc, mạch Phù, hay ra mồ hôi,
Nếu cho uống thuốc phát hãn ắt sinh nói xàm.

Trúng thấp chứng ca
(Bài ca về triệu chứng bệnh trúng thấp)
Dịch nghĩa:
Mạch mà Trầm, Hoã là trúng thấp,
Chỉ vì mưa gió, hơi xông lên nhiễm vào,
Đau khắp thân thể và khắp người nổ sắc vàng,
Đại tiện thì nhanh, nhưng tiểu tiện lại khó.

Ôn độc chứng ca
(Bài ca về triệu chứng bệnh ôn độc)
Dịch nghĩa:
Bệnh ôn độc toàn thân nổi vằn như gấm,
Phát ban, lên sởi, nôn mửa thường xuyên,
Hoặc có lúc lại trở ho, trong lòng buồn bực,
Đó là mùa đông cảm lạnh mà mùa xuân mới phát ra.

Nhiệt bệnh chứng ca
(Bài ca về triệu chứng bệnh nhiệt)
Dịch nghĩa:
Bị cảm mùa hè phần lớn là bệnh nhiệt,
Vốn cùng là một chứng với thương hàn.
Sợ lạnh, thân thể đau và nhức đầu,
Phát nóng lại thêm mạch Hồng mạnh.

Trúng thử chứng ca
(Bài ca về triệu chứng bệnh cảm năng)
Dịch nghĩa:
Đổ mồ hôi trong mùa hè, gọi là cảm nắng,
Mạch Hư, Vi, Nhược, người rất bực bội, khát nước nhiều.
Mạch cáu, lưng lạnh toát, thân thể không đau,
Triệu chứng bên ngoài đại khái tựa bệnh nhiệt.

Kính bệnh chứng ca
(Bài ca về triệu chứng bệnh kính)
Dịch nghĩa:
Nguyên bệnh kính là thuốc về bọng đái,
Cấm khẩu giống chứng giản, mình ưỡn cong,
Đó là trúng thương phong, hoặc cảm phải khí hàn thấp,
Cho nên chia gồm hai chứng: nhu kính và cương kính.

Hồi 25

Ngư rằng: Hà chỉn sáu hơi,

Nghe nhiều chứng bệnh dưới trời khác nhau,
Sư huynh vào cửa đạo lâu,
Mấy tầng nhà kín, buồng sâu thấy nhằm.
Chứng chi thầy thuốc nhiều lầm,
Có lời ca quyết xin ngâm truyền lòng?
Môn rằng: Ta rất dày công,
Hôm mai lòn lõi theo ông Đan Kỳ.
Tôn sư vốn bậc nho y,
Lòng cưu kinh tế, thiếu gì chước hay.
Thường rằng: Sáu khí ấy xây,

Biến ra muôn bệnh, làm thầy phải lo.
Ra nghề cặn kẽ dạy cho,
Tây cơ ứng biến, tột mò gốc đau.
Mấy lời ca quyết truyền nhau,
Đều thầy ta đặt, trước sau cứu người.

Chứng nào khúc mắc lầm người,
Nay ta tóm kể cho ngươi ghi lòng:

Thương hàn kiến phong bệnh chứng ca
(Bài ca về bệnh thương hàn mà có triệu chứng bệnh thương phong)
Dịch nghĩa:
Chứng này lạnh nhiều mà nóng ít,
Không bực bội trong mình, mà tay chân hơi lạnh,
Đó chính là bệnh thương hàn mà có triệuchứng bệnh thương phong.
Mạch thì Hoãn mà Phù, không thể nói khác được.

Thương phong kiến hàn bệnh chứng ca
(Bài ca về bệnh thương phong mà có triệu chứng bệnh thương hàn)
Dịch nghĩa:
Chứng này chân tay hơi ấm chớ coi lầm,
Phát nóng, sợ gió, lại thêm trong người bực bội.
Nếu lại thấy mạch đi Phù mà Khẩn,
Đó chính là bệnh thương phong mà có triệu chứng bệnh thương hàn.

Biểu nhiệt lý hàn bệnh chứng ca
(Bài ca về triệu chứng bệnh ngoài nóng trong lạnh)
Dịch nghĩa:
Người bệnh ngoài nóng nhưng lại thích mặc áo,
Lạnh ở trong xương, nóng chỉ ngoài da.
Trong lạnh ngoài nóng, mạch đi Trầm, Hoãn,
Tay chân hơi giá, đại tiện lỏng.
(Những chứng âm (lạnh) mà lại phát nóng, Thì thang Tứ nghịch thật đúng là thuốc chữa).

Biểu hàn lý nhiệt bệnh chứng ca
(Bài ca về triệu chứng của bệnh ngoài lạnh trong nóng)
Dịch nghĩa:
Mình lạnh lại không muốn mặc áo,
Lạnh ở ngoài da, nóng trong xương tuỷ.
Ngoài lạnh, trong nóng, mạch đi Trầm, Sác,
Miệng ráo, lưỡi khô, nên rõ như vậy.
(Cho nên lúc gặp chứng về Thiếu âm sợ lạnh, Trong người bứt rứt, không muốn mặc áo, nên dùng thuốc công).

Âm chứng tự dương bệnh ca
(Bài ca về bệnh âm chứng tự dương)
Dịch nghĩa:
Âm chứng tựa dương nên nhận rõ,
Buồn bực, bứt rứt, mặt đỏ, mình hơi nóng. Đó là âm lạnh phát buồn bực, nên dùng thuốc ôn (ấm).
Bệnh ấy bộ Xích và Thốn mạch đi Vi và Trầm, nói cho anh biết.

Dương chứng tự âm bệnh ca
(Bài ca về bệnh dương chứng tựa âm)
Dịch nghĩa:
Dương chứng tựa âm, lấy gì mà lường biết,
Chân tay lạnh giá, tiểu tiện đỏ,
Đại tiện thì hoạc bón, hoặc đen,
Bệnh ấy mạch đi Trầm, Hoạt, anh nên rõ.

Vưu quyết chứng ca
(Bài ca về chứng giun sân)
Dịch nghĩa:
Đói mà chẳng ăn, đó là bệnh giun sán,
Ăn xong lại vì thế mà thổ ra giun.
Đó là vì trong dạ dày vốn bị lạnh tích tụ lại,
Nên dùng thang Lý trung, Tứ nghịch và Ô mai.

Yết hầu bệnh chứng ca
(Bài ca về triệu chứng bệnh yết hầu)
Dịch nghĩa:
Phát ban, khạc ra máu là chứng dương độc,
Nếu là chứng âm độc thì trong cổ ắt có mụn.
Bệnh này ra mồ hôi nhiều, các mạch âm dương(Xích Thốn) đều đi Khẩn và Sác,
Phép để trị bệnh đau cổ họng gọi là vong dương.

Thương hàn tổng luận ca
(Bài ca tổng luận về thương hàn)
Dịch nghĩa:
Muốn hỏi về bệnh thương hàn,
Trước hết nên định rõ tên.
Dương kinh phần nhiều mình nóng,
Âm chứng ít bị nhức đầu.
Bổ dương nên dùng thuốc chín,
Thuốc tốt, sống chẳng hề gì.
Rành rành việc trong lòng,
Xa xa dưới đầu ngón tay.
Sách Bách vấn quả đã rõ ngọn ngành,
Sàch Thiên kim nên lấy làm khuôn mẫu,
Các bậc danh hiền nghĩ cách giúp đời,
Tên đã chua trong sách tiên.

Phát cuồng bệnh chứng ca
(Bài ca về triệu chứng bệnh phát điên)
Dịch nghĩa:
Bứt rứt, buồn bực, nói nhảm, mặt đỏ,
Nóng dữ, cổ đau gọi là Trùng dương.
Lại chữa bằng phép chữa dương độc,
Dùng các vị Đình lịch, Thăng ma và Đại hoàng.

Hoắc loạn bệnh chứng ca
(Bài ca về triệu chứng bệnh hoắc loạn)
Dịch nghĩa:
Chân tay co quắp, lại thêm lạnh giá,
Phát nóng, thêm lạnh, dùng thang Tứ nghịch.
Ỉa mửa đã cầm rồi mà mình còn đau,
Dùng thang Quế chi hoà giải là tốt nhất.

Bất khả hãn bệnh chứng ca
(Bài ca về triệu chứng các bệnh không thể phát hãn được)
Dịch nghĩa:
Mạch đi Nhược là vô dương, đi Trì là thiếu máu
Bệnh thấp ôn, chứng phát nấc, mệt mỏi và bứt rứt,
Đàn bà bị khi vừa có kinh,
Những người khi bị động cùng là hư nhược rất không nên dùng thuốc phát hãn.

Bất khả hạ bệnh chứng ca
(Bệnh ca về triệu chứng các bệnh không thể dùng thuốc xổ được)
Dịch nghĩa:
Mạch đi Phù, Hư, Tế lại có các chứng biểu,
Nôn mửa, sợ lạnh, không thể trung tiện được,
Đại tiện rắn, táo, tiểu tiện trong,
Hoặc ít, hoặc nhiều, hoặc đại tiện lỏng.

Phúc thống bệnh chứng ca
(Bài ca về triệu chứng các bệnh đau bụng)
Dịch nghĩa:
Bệnh thương hàn đau bụng phải xem cho rõ,
Có chứng hư, chứng thực, có chứng âm, chứng dương,
Bệnh về kinh Thái dương mà xổ thì sinh ra đau ruột,
Nên dùng thang Quế chi thêm Thược dược, nếu đau quá thì thêm Hoàng
Bệnh về kinh Thiếu âm mà đau ruột thì tháo dạ rất nhanh.
Nên dùng thang Tứ nghịch thêm Thược dược,
Đau trong ruột nên xem người bệnh già hay trẻ,
Nếu là thực thì dùng thang Thừa khí rất hay

Cước khí bệnh chứng ca
(Bài ca về triệu chứng bệnh cườc khí)
Dịch nghĩa:
Chứng cước Khí tương tự chứng thương hàn,
Đầu nhức, mình nóng, đại tiện bì,
Càc khớp chân tay đau, thêm cả nôn oẹ,
Chỉ khác ở chỗ bệnh cước khí khó co chân tay hơn.

Hồi 26

Tiều rằng: Trước đạo hữu truyền,
Năm tạng, sáu phủ, lệ biên đủ chừng
Tuy rằng bệnh, mạch rõ phân,

Chỉ ư cùng thực chưa từng biện minh.
Môn rằng: Người chịu khí sinh,
Ốm, gầy, béo, chắc, vóc hình khác nhau.
Vậy nên tạng phủ chịu đau,
Chứng hư, chứng thực lố màu tựa như.
1725-Thực là khí thịnh có dư,
Hư là bất túc, lừ đừ ốm o.
Can thực thời hay giân lo,
Hai tròng mắt đỏ, nét co sảy sần.
Can hư dưới nách giựt gân,

Móng tay khô biếc, phăn phăn ê hoài,
Tâm thực thời mừng cười dai,
Nhức trong cánh nách, xuống dài hông đau.
Tâm hư sợ sệt lao chao,
Cứng trong gốc lưỡi, mặt sầu thương lo.

Tỳ thực thời bụng đầy no,
Nặng nề mình mẩy, mỏi giò, lộ hung.
Tỳ hư bốn vóc chảng dùng,
Ít ăn, nhiều ỉa, ẩu lung, ruột lồi.
Phế thực thời suyễn ho đồi,

Vai lưng vế nhức, buồn hôi ra dầm.
Phế hư hơi thở vắn trầm,
Miệng khô mũi nhức rên ngâm mạc hình.
Thận thực thời dạ trướng bành,
Đái vàng, ỉa rót, thủng hình, mặt thâm.

Thận hư lạnh lẽo như dầm,
Lưng co đau nhức ầm ầm tai kêu.
Chứng trong năm tạng chẳng đều,
Bệnh ngoài sáu phủ cũng nêu khác chừng.
Đảm thực thời khí mộc hừng,

Trong minh hồi hộp ngập ngừng chẳng an.
Đảm hư hay ẩu nước toan,
Đắng mồm nhăn nhò, mơ màng luống nghi.
Tiểu trường thực ắt hoả suy,
Nóng khô khát uống, dưới đì nhỉ vung.

Tiểu trường hư ắt lạnh lùng,
Mấy lèo ruột nhỏ hơi sùng sục đau,
Vị là chỗ chứa cơm rau,
Thực thời bụng nhảy, no trào hơi nhăng.
Vị hư cơm chẳng chịu ăn,

Ẩu lên hôi hám, ỉa rằng chẳng tiêu.
Đại trường thực khí kim nhiều,
Ruột như dao cắt chín chiều quặn đau.
Đại trường hư, ắt trống sau,
Khách hàn vào ngụ, làm no ỉa liền.

Bàng quang thực khí nước truyền,
Nóng ran khát uống, đan điền mếch chưng.
Bàng quang hư át lạnh dần,
Bào trơn đái láo không chừng chảy tuôn.
Tam tiêu là phủ hơi luồn,

Uống ăn, tiêu hoá, nhờ luồng ba hơi.
Thực thời da sủi sững hơi,
Đái vàng, ỉa bón, là nơi thăm chừng.
Hư thời ngôi trống, hàn ngưng,
Đái xót, ỉa bón, ăn ngừng, chậm tiêu,

Chứng đau hư, thực chẳng đều,
Bởi nơi tạng phủ bệnh nhiều khác nhau.
Hợp chia bệnh mới, bệnh lâu,
Bệnh già, bệnh trẻ, gan cầu thực hư,
Lâu cùng già ấy, nhiều hư,
1780-Mới mà trẻ ấy, thực dư hơi tà.
Rẽ phân biểu lý chia ra,
Hoặc hàn, hoặc nhiệt ở ta xét bàn.
Tóm câu biểu, lý, nhiệt, hàn,
Chẳng qua hư, thực nẻo đàng ấy thôi.

Một lời ta dón ngươi ôi!
Thực thời tả thực, hư rồi bổ hư,
Dẫu lầm chứng thực làm hư,
Chứng hư làm thực khôn từ lỗi ngươi
Thực, hư, thầy thuốc giết người,

Độc hơn ôn dịch bắt tươi oan hồn.
Nào lời đạo hữu dạy khôn,
Trong ngoài tạng phủ, phải dồn sánh coi.
Sánh coi tật bệnh mở mòi,
Đến khi trị liệt lại soi mạch hình.

Trong, ngoài, hư, thực tỏ tình,
Mặc dầu đối chứng phẩm bình thuốc thang,
Bổ hư xưa đã sẵn phương,
Chỉn e tả thực lắm đường sai ngoa.
Các kinh đều có hoả tà,

Thuốc đi hỗn nghịch gây ra sự loàn,
Bùa linh thầy vẽ rõ ràng,
Cầm coi các đạo cứu an hoả tà:

Chư dược tả chư kinh chi hoả tà
(Các vị thuốc trị hoả tà ở các kinh mạch)
Dịch nghĩa:
Hoàng liên trị hoả tà ở tim,
Chi tử, Hoàng cầm trị hoả tà ở phổi,
Bạch thược trị hoả tà ở lá lách,
Sài hồ, Hoàng liên trị hoả tà ở gan và mật.
Tri mẫu trị hoả tà ở thận,
Mộc thông trị hoả tà ở ruột non.
Hoàng cầm trị hoả tà ở ruột già,
Sài hồ, Hoàng cầm trị hoả tà ở tam tiêu.
Hoàng bá trị hoả tà ở bọng đái.

Trên đây là một số hồi tiếp theo mà Nguyễn Đình Chiểu viết trong tập Ngư tiều y thuật vấn đáp mà chúng tôi muốn giới thiệu và chia sẻ với bạn. Qua tập truyện thơ này ta có thể thấy được sự quan tâm của nhà thơ đối với tính mạng của nhân dân và cũng chính là phê phán trước các tình cảnh vụ lợi mà quên đi đạo đức của một người lương y. Tập truyện thơ của Nguyễn Đình Chiểu này khá dài và đừng quên đón đọc các phần tiếp theo của nó bạn nhé!