Nguyễn Dữ là người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân nay là xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện, Hải Dương. Ông là con trai cả Tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu. Chưa rõ Nguyễn Dữ sinh và mất năm nào. Tương truyền ông là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm và bạn học của Phùng Khắc Khoan, tức là vào khoảng thế kỷ 16. Ông cũng để lại cho thế hệ mai sau những tác phẩm văn thơ nổi tiếng, cùng chúng tôi điểm qua những tác phẩm mà ông đã sáng tác bạn nhé!

Những bài thơ của nhà thơ Nguyễn Dữ

Những bài thơ của nhà thơ Nguyễn Dữ

Nghĩ Kim Hoa nữ học sĩ đề Vệ Linh sơn 擬金華女學士題衛靈山

擬金華女學士題衛靈山  
衛靈春樹白雲寒,
萬紫千紅艷世間。
鐵馬在天名在史,
英聲凜凜滿江山。
Nghĩ Kim Hoa nữ học sĩ đề Vệ Linh sơn
Vệ Linh xuân thụ bạch vân hàn,
Vạn tử thiên hồng diễm thế gian.
Thiết mã tại thiên danh tại sử,
Anh thanh lẫm lẫm mãn giang san.
Dịch nghĩa
Mùa xuân cây cối ở núi Vệ Linh tươi tốt ngất tầng mây trắng mát lạnh
Muôn tía nghìn hồng đẹp mắt thế gian
Ngựa sắt đã lên trời mà danh còn ở sử sách
Tiếng anh linh lừng lẫy khắp non sông.

Nghĩ Từ Thức đề tiên tử Giáng Hương sở cư tố bình phong kỳ 1 擬徐式題仙子絳香所居素屏風其一

 擬徐式題仙子絳香所居素屏風其一  
寶鴨凝寒換宿香,
別栽薪譜理霓裳。
詞成不敢高聲道,
驚起陰來風雨長。
Nghĩ Từ Thức đề tiên tử Giáng Hương sở cư tố bình phong kỳ
Bảo áp ngưng hàn hoán túc hương,
Biệt tài tân phổ lý Nghê Thường.
Từ thành bất cảm cao thanh đạo,
Kinh khởi âm lai phong vũ trường.
Dịch nghĩa
Đỉnh bảo áp lạnh lẽo phải thay hương cũ
Đặt ra bài hát mới để múa điệu Nghê Thường
Bài hát đặt xong không dám đặt lên cao giọng
Sợ mây mù kéo đến làm ra mưa gió.

Nghĩ Từ Thức đề tiên tử Giáng Hương sở cư tố bình phong kỳ 2 擬徐式題仙子絳香所居素屏風其二

擬徐式題仙子絳香所居素屏風其二  
滄茫雲外短長洲,
閩桂乾坤日夜浮。
一鳥暮天飛不盡,
連江淡掃碧悠悠。
Nghĩ Từ Thức đề tiên tử Giáng Hương sở cư tố bình phong kỳ 2
Thương mang vân ngoại đoản trường chu,
Mân, Quế càn khôn nhật dạ phù.
Nhất điểu mạc thiên phi bất tận,
Liên giang đạm tảo bích du du.
Dịch nghĩa
Ngoài đám mây xanh mờ, có những bãi cát dài, ngắn
Ngờ rằng đất Mân, Quế ngày đêm nổi rõ lên
Buổi chiều hôm, một con chim bay xa tít
Mây mù quang tạnh, dòng sông xanh biếc, bao la một màu.

Sơn vân sơn nguyệt (Nghĩ tăng Vô Dĩ dữ Hàn Than ngâm vịnh Lệ Kỳ sơn cảnh) 山雲山月(擬僧無已與寒灘吟詠麗奇山景)

山雲山月(擬僧無已與寒灘吟詠麗奇山景)  
隱隱林稍迥,
連空灝氣浮。
銜山銀鏡缺,
隔霧玉盆收。
影落松關靜,
涼回竹院幽。
清光隨處有,
何必上南樓。
Sơn vân sơn nguyệt (Nghĩ tăng Vô Dĩ dữ Hàn Than ngâm vịnh Lệ Kỳ sơn cảnh)
Ẩn ẩn lâm sao quýnh,
Liên không hạo khí phù.
Hàm sơn ngân kính khuyết,
Cách vụ ngọc bồn thu.
Ảnh lạc tùng quan tĩnh,
Lương hồi trúc viện u.
Thanh quang tùy xứ hữu,
Hà tất thượng Nam lâu.
Dịch nghĩa
Lờ mờ cây rừng xa thẳm
Khí hùng tráng toả đầy trời
Ngậm núi gương bạc khuyết
Cách mù chậu ngọc mờ
Bóng chiều xế, cửa thông vắng vẻ
Khí mát về, nhà trúc thâm u
Vẻ trong sáng nơi nào cũng có
Cần gì phải lên lầu Nam.

Đôi nét về tiểu sử nhà thơ Nguyễn Dữ

Tác giả

Nguyễn Dư là người xã Đỗ Tùng, huyện Gia Phúc, Hải Dương. Ông là con trai cả Tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu. Chưa rõ Nguyễn Dư sinh và mất năm nào, chỉ biết ông sống đồng thời với thầy học là Nguyễn Bỉnh Khiêm, và bạn học là Phùng Khắc Khoan, tức là vào khoảng thế kỷ 16.
Lúc nhỏ Nguyễn Dư chăm học, đọc rộng, nhớ nhiều, từng ôm ấp lý tưởng lấy văn chương nối nghiệp nhà. Sau khi đậu Hương tiến (tức Cử nhân), ông làm quan với nhà Mạc, rồi về với nhà Lê làm Tri huyện Thanh Tuyền (nay là Bình Xuyên, Vĩnh Phú); nhưng mới được một năm, vì bất mãn với thời cuộc, lấy cớ nuôi mẹ, xin về ở núi rừng Thanh Hóa. Từ đó trải mấy năm dư, chân không bước đến thị thành. rồi mất tại Thanh Hóa.
Phần thân thế Nguyễn Dư và thời điểm sáng tác Truyền kỳ mạn lục, ở mỗi sách vẫn còn một vài điểm dị biệt. Xem thêm bài viết của TS Nguyễn Phạm Hùng

Tác phẩm

Sáng tác duy nhất của ông là quyển Truyền kỳ mạn lục (Sao chép tản mạn những truyện lạ). Theo lời Tựa của Hà Thiện Hán viết năm 1547 thì ông viết ra tập lục này để ngụ ý trong thời gian ẩn cư ở rừng núi xứ Thanh.
Sách gồm 20 truyện, viết bằng chữ Hán, theo thể loại tản văn, xen lẫn biền văn và thơ ca, cuối mỗi truyện (trừ truyện 19 Kim hoa thi thoại ký) đều có lời bình của tác giả hoặc của một người có cùng quan điểm của tác giả. Tác phẩm được Hà Thiện Hán, người cùng thời, viết lời Tựa, Nguyễn Bỉnh Khiêm phủ chính, Nguyễn Thế Nghi, dịch ra chữ Nôm; và đã được Tiến sĩ Vũ Khâm Lân (1702-?), đánh giá là một “thiên cổ kỳ bút”.
Theo bản Tân biên truyền kỳ mạn lục tăng bổ giải âm tập chú in năm 1763, thì tên tác giả là Nguyễn Dư. Trong quyển Việt Nam văn học sử yếu (bản in lần thứ nhất, 1944, trang 290), của Dương Quảng Hàm, đầu sách in là Nguyễn Dữ, song ở cuối sách, tác giả có đính chính lại là Nguyễn Dư. Theo Nguyễn Cẩm Xuyên tên tác giả Truyền kỳ mạn lục là Nguyễn Dư (阮 璵). Chữ 璵 thuộc bộ Ngọc vốn có nghĩa rất đẹp, là tên một loại ngọc quí; Từ nguyên tự điển đã chú cách đọc chữ này như sau: 璵 以 諸 切; ⿂ 韻 (DƯ: dĩ chư thiết, ngư vận). Vậy chữ này đọc là “Dư” chứ không đọc là “Dữ”. Bản Truyền kỳ mạn lục do Nxb Trẻ & Hội Nghiên cứu giảng dạy văn học TP. HCM, in lại năm 1988 (tr. 239), sau khi nêu ra sai lầm này, Hà Mâu Nhai & GS. Hoàng Như Mai đã giải thích rằng: “Có lẽ do số đông chúng ta không để ý đến, cứ đọc mãi thành thói quen”.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến nhà thơ Nguyễn Dữ do tapchivannghe.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những chia sẻ treend đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hơn về nhà thơ bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *