Nguyễn Khuyến tên thật là Nguyễn Thắng sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835 tại quê ngoại Văn Khế, Hoàng Xá, Ý Yên, Nam Định, mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ. Ông là người có tâm hồn rộng mở, giàu cảm xúc trước cuộc sống, gắn bó với thiên nhiên. Ông là một nghệ sĩ đa tài với nhiều tác phẩm hay và ý nghĩa. Và dưới đây là những tác phẩm hay nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông.
Tổng hợp những tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Khuyến
1, Bạn Đến Chơi Nhà
Đã bấy lâu nay bác tới nhà.
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta.
2, Thu Điếu
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối, buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
3, Vãn Đồng Niên Vân Đình Tiến Sĩ Dương Thượng Thư
Dĩ hĩ Dương đại niên,
Vân thụ tâm huyền huyền.
Hồi ức đăng khoa hậu,
Dữ quân thần tịch liên.
Tương kính thả tương ái,
Tao phùng như túc duyên.
Hữu thời xuất kinh lộ,
Không san văn lạc tuyền.
Hữu thời thượng cao các,
Ca nhi minh tố huyền.
Hữu thời đối quân ẩm,
Đại bạch phù bát duyên.
Hữu thời dữ luận văn,
Đông bích la giản biên.
Ách vận phùng dương cửu,
Đấu thăng phi tham thiên.
Dư lão công diệc lão,
Giải tổ quy điền viên.
Vãng lai bất sổ đắc,
Nhất ngộ tam niên tiền.
Chấp thủ vấn suy kiện,
Ngữ ngôn thù vị khiên.
Công niên thiểu dư tuế,
Dư bệnh nghi công tiên.
Hốt văn công phó chí,
Kinh khởi hoàng hoàng nhiên.
Dư khởi bất yếm thế,
Nhi công tranh thượng tiên.
Hữu tửu vi thuỳ mãi,
Bất mãi phi vô tiền.
Hữu thi vi thuỳ tả,
Bất tả vi vô tiên.
Trần Phồn tháp bất hạ,
Bá Nha cầm diệc nhiên.
Công ký khí dư khứ,
Dư diệc bất công liên.
Lão nhân khốc vô lệ,
Hà tất cưỡng nhi liên.
Bản dịch của chính Nguyễn Khuyến:
Khóc Dương Khuê
Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,
Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau;
Kính yêu từ trước đến sau,
Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?
Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo;
Có khi tầng gác cheo leo,
Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang;
Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,
Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân.
Có khi bàn soạn câu văn,
Biết bao đông bích, điển phần trước sau.
Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn,
Phận đấu thăng chẳng dám tham trời;
Bác già, tôi cũng già rồi,
Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là!
Muốn đi lại tuổi già thêm nhác,
Trước ba năm gặp bác một lần;
Cầm tay hỏi hết xa gần,
Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can,
Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác,
Tôi lại đau trước bác mấy ngày;
Làm sao bác vội về ngay,
Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời.
Ai chẳng biết chán đời là phải,
Vội vàng sao đã mải lên tiên;
Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua không phải không tiền không mua.
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,
Viết đưa ai, ai biết mà đưa;
Giường kia treo những hững hờ,
Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.
Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở,
Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương;
Tuổi già hạt lệ như sương,
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!
4, Thu Ẩm
Năm gian nhà cỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.
Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy.
Độ năm ba chén đã say nhè.
5, Thu Vịnh
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
6, Muốn Lấy Chồng
Bực gì bằng gái trực phòng không?
Tơ tưởng vì chung một tấm chồng.
Trên gác rồng mây ngao ngán đợi,
Bên trời cá nước ngẩn ngơ trông.
Mua vui, lắm lúc cười cười gượng,
Giả dại, nhiều khi nói nói bông.
Mới biết có chồng như có cánh,
Giang sơn gánh vác nhẹ bằng lông.
7, Làm Ruộng (Chốn Quê)
Mấy năm làm ruộng vẫn chân thua,
Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa.
Phần thuế quan Tây, phần trả nợ,
Nửa công đứa ở, nửa thuê bò.
Sớm trưa dưa muối cho qua bữa,
Chợ búa trầu chè chẳng dám mua.
Cần kiệm thế mà không khá nhỉ,
Bao giờ cho biết khỏi đường lo?
8, Chừa Rượu
Những lúc say sưa cũng muốn chừa,
Muốn chừa nhưng tính lại hay ưa.
Hay ưa nên nỗi không chừa được.
Chừa được nhưng mà cũng chẳng chừa.
9, Chế Học Trò Ngủ Gật
Trò trẹt chi bay học cạnh thầy,
Gật gà gật gưỡng nực cười thay!
Giọng khê nồng nặc không ra tiếng,
Mắt lại lim dim nhắp đã cay.
Đồng nổi đâu đây la liệt đảo,
Ma men chi đấy tít mù say.
Dễ thường bắt chước Chu Y đó
Quyển có câu thần vậy gật ngay.
10, Cua Chơi Trăng
Vằng vặc đêm thu ánh xế chừng,
Ham thanh, cua mới muốn chơi trăng.
Nghiêng mai lách ngược qua dòng biếc,
Ghé yếm bò ngang nhởn bóng hằng.
Cung quế chờn vờn hương mới bén,
Vườn đào thoang thoảng gió như nâng.
Một mai cá nước cua vui phận,
Trăng muốn tìm cua, dễ được chăng?
11, Cuốc Kêu Cảm Hứng
Khắc khoải đưa sầu giọng lửng lơ,
Ấy hồn Thục đế thác bao giờ?
Năm canh máu chảy đêm hè vắng,
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ.
Có phải tiếc xuân mà đứng gọi,
Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ?
Thâu đêm ròng rã kêu ai đó?
Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ.
12, Chế Ông Đồ Cự Lộc
Văn hay chữ tốt ra tuồng,
Văn dai như chão, chữ vuông như hòm.
Vẻ thầy như vẻ con tôm,
Vẻ tay ngoáy cám, vẻ mồm húp tương.
Vẻ lịch sự ai bằng thầy Cự Lộc,
Vẻ cô đầu nói móc có vài câu:
Anh chẳng sang, mà cũng chẳng giàu.
Hầu bao ních, rận bâu quanh chiếu;
Khăn nhuộm lờ lờ mùi nước điếu,
Nón sơn không méo cũng không tròn.
Quần vải thô, ngại giặt ngả màu son,
Giày cóc gặm, nhặt dây đàn khâu lấy.
Phong lưu ấy, mà tình tính ấy,
Đến cô đầu, vẫn thấy lả lơi bông,
Xinh thay diện mạo anh hùng!
13, Chợ Đồng
Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng,
Năm nay chợ họp có đông không ?
Dở trời, mưa bụi còn hơi rét.
Nếm rượu, tường đền được mấy ông ?
Hàng quán người về nghe xáo xác,
Nợ nần năm hết hỏi lung tung.
Dăm ba ngày nữa tin xuân tới.
Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng.
14, Hoài Cổ
Nghĩ chuyện đời xưa cũng nực cười,
Sự đời đến thế, thế thời thôi!
Rừng xanh núi đỏ hơn ngàn dặm,
Nước độc ma thiêng mấy vạn người.
Khoét rỗng ruột gan trời đất cả,
Phá tung phên giậu hạ di rồi.
Thôi thôi đến thế thời thôi nhỉ,
Mấy trắng về đâu nước chảy xuôi.
15, Lời Gái Goá
Chàng chẳng biết gái này gái goá,
Buồn nằm suông, suông cả áo cơm.
Khéo thay cái mụ tá ươm.
Đem chàng trẻ tuổi ép làm lứa đôi.
Chàng tuổi trẻ chơi bời quên nhọc,
Gái già này sức vóc được bao?
Muốn sao, chiều chẳng được sao.
Trước tuy sum họp, sau nào được lâu?
Lấy chồng vốn nhờ câu ăn mặc,
Chẳng ngờ rằng đói rách hổ ngươi;
Vốn xưa cha mẹ dặn lời,
Tư bôn lại phải kẻ cười người chê.
Hỡi mụ hỡi, thương chi thương thế?
Thương thì hay, nhưng kế chẳng hay.
Thương thì gạo vải cho vay,
Lấy chồng thì gái goá này xin van!
16,Câu cá mùa thu
Tác giả: Nguyễn Khuyến
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
17, Thu Ẩm
Tác giả: Nguyễn Khuyến
Năm gian nhà cỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.
Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy.
Độ năm ba chén đã say nhè.
18, Thu dạ châm thanh
Tác giả: Nguyễn Khuyến
Canh thâm sương trọng Án cừu khinh,
Tứ cố hàn châm chẩm bạn oanh.
Đảo nguyệt cao đê xâm giác hưởng,
Tuỳ phong đoạn tục bán trùng thanh.
Kinh hồi thú phụ Tương Thành mộng,
Hoán khởi chinh phu nguỵ khuyết tình.
Nhất chủng u sầu tiêu vị đắc,
Viễn sơn hà xứ hựu chung minh.
19, Anh giả điếc
Tác giả: Nguyễn Khuyến
Trong thiên hạ có anh giả điếc,
Khéo ngơ ngơ ngác ngác, ngỡ là ngây!
Chẳng ai ngờ “sáng tai họ, điếc tai cày”,
Lối điếc ấy sau này em muốn học.
Toạ trung đàm tiếu, nhân như mộc
Dạ lí phan viên, nhĩ tự hầu.
Khi vườn sau, khi ao trước; khi điếu thuốc, khi miếng trầu.
Khi chè chuyên năm bảy chén, khi Kiều lẩy một đôi câu;
Sáng một chốc, lâu lâu rồi lại điếc
Điếc như thế ai không muốn điếc?
Điếc như anh dễ bắt chước ru mà!
Hỏi anh, anh cứ ậm à.
20, Cuốc kêu cảm hứng
Tác giả: Nguyễn Khuyến
Khắc khoải đưa sầu giọng lửng lơ,
Ấy hồn Thục đế thác bao giờ?
Năm canh máu chảy đêm hè vắng,
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ.
Có phải tiếc xuân mà đứng gọi,
Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ?
Thâu đêm ròng rã kêu ai đó?
Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ.
21, Chừa rượu
Tác giả: Nguyễn Khuyến
Những lúc say sưa cũng muốn chừa,
Muốn chừa nhưng tính lại hay ưa.
Hay ưa nên nỗi không chừa được.
Chừa được nhưng mà cũng chẳng chừa.
22, Đĩ Cầu Nôm (Nguyễn Khuyến)
Thiên hạ bao giờ cho hết đĩ?
Trời sinh ra cũng để mà chơi!
Dễ mấy khi làm đĩ gặp thời,
Chơi thủng trống long dùi âu mới thích
Đĩ bao tử càng chơi càng lịch,
Tha hồ cho khúc khích chị em cười:
Người ba đấng, của ba loài,
Nếu những như ai thì đĩ mốc.
Đĩ mà có tàn, có tán, có hương án, có bàn độc
Khá khen thay làm đĩ có tông
Khắp giang hồ chẳng chốn nào không.
Suốt Nam Bắc Tây Đông đều biết tiếng.
Đĩ mười phương chơi cho đủ chín,
Còn một phương để nhịn lấy chồng.
Chém cha cái kiếp đào hồng,
Bạn với kẻ anh hùng cho đứng số.
Vợ bợm, chồng quan, danh phận đó,
Mai sau ngày giỗ có văn nôm.
Cha đời con đĩ cầu Nôm.
23, Bồ Tiên Thi (Nguyễn Khuyến)
Chú huyện Thanh Liêm khéo giở trò,
“Bồ tiên thi” lại lấy vần bồ.
Nghênh ngang võng lọng nhờ ông sứ,
Ngọng nghẹo văn chương giở giọng ngô.
Bồ chứa miệng dân chừng bật cạp,
Tiên là ý chú muốn vòi xu!
Từ vàng sao chẳng luôn từ bạc,
Không khéo mà roi nó phết cho.
“Bồ tiên thi” lại lấy vần bồ.
Nghênh ngang võng lọng nhờ ông sứ,
Ngọng nghẹo văn chương giở giọng ngô.
Bồ chứa miệng dân chừng bật cạp,
Tiên là ý chú muốn vòi xu!
Từ vàng sao chẳng luôn từ bạc,
Không khéo mà roi nó phết cho.
Đôi nét về tiểu sử nhà thơ Nguyễn Khuyến
Cha Nguyễn Khuyến là Nguyễn Tông Khởi , thường gọi là Mền Khởi, đỗ ba khóa tú tài, dạy học. Mẹ là Trần Thị Thoan , nguyên là con của Trần Công Trạc , từng đỗ tú tài thời Lê Mạc.
Thuở nhỏ, ông cùng Trần Bích San (người làng Vị Xuyên, đỗ Tam Nguyên năm 1864 – 1865) ở trường Hoàng giáp cùng bạn học Phạm Văn Nghị. Nguyễn Khuyến nổi tiếng là một người thông minh, hiếu học. Năm 1864, Nguyễn Khuyến đỗ đầu cử nhân (tức Giải nguyên) trường Hà Nội.
Năm sau (1865), ông trượt thi Hội nên tu chí, ở lại kinh đô học trường Quốc Tử Giám và đổi tên từ Nguyễn Thắng thành Nguyễn Khuyến, với hàm ý phải nỗ lực hơn nữa (chữ Thắng có chữ lực nhỏ, chữ Khuyến có chữ lực lớn hơn).
Đến năm 1871, ông mới đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên (Hoàng giáp). Từ đó, Nguyễn Khuyến thường được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.
Năm 1873, ông được bổ làm Đốc Học, rồi thăng Án Sát tại tỉnh Thanh Hóa. Năm 1877, ông thăng Bố Chính tỉnh Quảng Ngãi. Sang năm sau, ông bị giáng chức và điều về Huế, giữ một chức quan nhỏ với nhiệm vụ toản tu Quốc Sử Quán. Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây.
Nguyễn Khuyến là người có phẩm chất trong sạch, mặc dù ra làm quan nhưng nổi tiếng là thanh liêm, chính trực. Nhiều giai thoại kể về đời sống và sự gắn bó của Nguyễn Khuyến đối với nhân dân. Ông là người có tâm hồn rộng mở, giàu cảm xúc trước cuộc sống và gắn bó với thiên nhiên.
Tiểu sử sự nghiệp nhà thơ Nguyễn Khuyến
Nguyễn Khuyến ra làm quan giữa lúc nước mất, nhà tan. Thời gian này, triều đại nhà Nguyễn đang ở giai đoạn lụi tàn. Cơ đồ của nhà Nguyễn gần như sụp đổ hoàn toàn nên giấc mơ trị quốc bình thiên hạ của ông không thực hiện được.
Ở giai đoạn này, Nam Kỳ rơi vào tay thực dân Pháp và đến năm 1882 quân Pháp bắt đầu tiến đánh Hà Nội. Vào Năm 1885, thực dân Pháp lại tấn công vào kinh thành Huế. Kinh thành nhà Nguyễn bị thất thủ, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân đứng lên đấu tranh, phong trào được hưởng ứng khắp nơi. Nhưng cuối cùng Phong trào Cần Vương tan rã.
Có thể nói, nhà thơ Nguyễn Khuyến sống giữa một thời kỳ mà các phong trào đấu tranh yêu nước thời bấy giờ, phần lớn các phong trào đấu tranh yêu nước đều bị thực dân, đế quốc dập tắt.
Nhà thơ Nguyễn Khuyến thời gian này cảm thấy bất lực vì không thể làm được gì để có thể thời đổi được thời cuộc lúc bấy giờ nên ông xin cáo quan về ở ẩn.
Nhà thơ không chỉ là một tâm hồn Việt Nam tiêu biểu. Ông còn được coi là một nhân cách Việt Nam tiêu biểu thời bấy giờ, cái thời đại mất nước, con người dân tộc Việt Nam bị chà đạp, đói rét, lầm than. Về ở ẩn nơi làng quê nhưng ông vẫn giữ được cái gọi là khí tiết, phẩm chất của một người yêu nước chân chính và hòa mình cùng với nhân dân.
Ông là một trong những nhà thờ đau với nỗi đau của nhân dân, ông buồn vì sự nghèo đói của họ, nhưng ông càng đau đớn hơn khi nhìn thấy cảnh đất nước bị dày xéo và cảm thấy day dứt nỗi đau của một người ưu thời mẫn thế.
Những tác phẩm nổi bật của nhà thơ Nguyễn Khuyến
Thu Điếu – Một trong những tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Khuyến
Các tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Khuyến bao gồm: Yên Đổ thi tập, Quế Sơn thi tập, Cẩm Ngữ, Bách Liêu thi văn tập, cùng với đó là nhiều những bài ca, văn tế, hát ả đào và nhiều câu đối truyền miệng.
Trong tác phẩm Quế Sơn thi tập có khoảng hơn 200 bài thơ được viết bằng chữ Hán và hơn 100 bài thơ được viết bằng chữ Nôm với nhiều các thể loại khác nhau.
Trong bộ phận những nhà thơ Nôm thời bấy giờ thì Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng, vừa là một nhà thơ trữ tình nhuộm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương. Thơ chữ Hán của nhà thơ hầu hết được viết là thơ trữ tình. Có thể nói là cả 2 lĩnh vực trên thì nhà thơ Nguyễn Khuyến cũng đều rất thành công.
Những tác phẩm của nhà thơ đã khiến cho người đọc của bao nhiêu thế hệ xúc động và đang phải suy ngẫm. Những câu thơ là những băn khoăn day dứt, với nước mắt và nụ cười của nhà thơ. Chúng ta, nên tự hào vì nên văn học Việt Nam đã có một nhà thơ như thế.
Nhà thơ Nguyễn Khuyến – Một nhà thơ có đức và có tài, với một lòng yêu nước, thương dân mà không thể giúp được gì ngoài những ngòi bút đau vì dân, khóc vì dân đã giúp cho văn thơ của ông đã đi vào lịch sử và sẽ mãi mãi đi sâu vào lòng của biết bao nhiêu thế hệ.
Trên đây là những thông tin về nhà thơ Nguyễn Khuyến do tapchivannghe.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hơn vị về nhà thơ Nguyễn Khuyến nhé!