Ở chính nơi này

Nhưng ai cho tôi bước lên bục giảng kia chứ? Khi mới ra trường, tôi đã nộp đơn xin việc tới hơn ba chục trường học, và kết quả chỉ là những cái lắc đầu, hoặc bảo tôi cứ chờ. Chờ đến bao giờ? Thời buổi này, có ai tên là chờ hay đợi đâu?

Có lẽ vậy nên tôi chấp nhận làm việc trái ngành, hồ sơ của tôi được công ty mỹ phẩm Hàn Quốc chấp nhận, và sau khóa huấn luyện kỹ năng marketing hai tuần, tôi đã được tung vào công việc đầy cạnh tranh.

Tôi đã phải trả giá, ngày đêm lo doanh số, nghĩ chiêu trò bán hàng, mặt tôi nổi đầy mụn dù làm việc cho hãng mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da chất đầy bàn nhưng chẳng còn hơi sức đâu động đến. Thời gian cho bạn bè, gia đình cũng hạn chế nhất.

Chắc chắn công việc này không phải dành cho tôi. Tôi thực sự không yêu nó.

Tôi ném điện thoại ra góc giường. Tôi đã ghét người này. Tại sao thầy còn gọi cho tôi?

Hết mấy hồi chuông, thầy tiếp tục gọi lại. Tôi đành cầm máy lên nghe:

Tôi định lát sau sẽ nhắn tin từ chối gặp thầy Phan. Nhưng không hiểu nghĩ thế nào, tôi lại đứng lên, thay bộ quần áo mặc ra đường, đến quán cà phê thầy hẹn. Thầy Phan là Chủ tịch trung tâm đào tạo kỹ năng mềm. Tôi từng là trợ lý cho thầy. Nhưng làm việc được gần một năm, thì tôi bị thầy sa thải. Đã hai năm nay tôi không gặp thầy Phan, tôi từng thề là suốt đời không thèm nhìn thầy nữa.

Khi làm việc ở trung tâm, đám nhân viên chúng tôi thống nhất gọi Chủ tịch Phan là thầy, bởi mỗi đứa, trong hoàn cảnh nhất định, đều học được từ thầy nhiều điều hữu ích, những bài học cuộc sống mà không phải trường đại học nào cũng dạy.

Quán cà phê rất rộng, nhiều bàn, nhiều góc, nhưng tôi không cần liếc ngang dọc mà đi thẳng, tôi biết thầy Phan ngồi ở đâu. Thầy luôn chọn và được ưu tiên bàn rộng, ghế xô pha êm ái, ở góc đẹp nhất quán. Không những thế, ông chủ quán ở đây luôn giảm giá tới 50% cho thầy. Tóm lại thầy vẫn là một người lạ.

Thầy đã ở sẵn đó rồi, ngồi trên chiếc xô pha bọc nhung màu mận. Không ngẩng lên, nhưng thầy biết tôi đến, khoát tay ra hiệu bảo tôi gọi đồ uống, rồi tiếp tục với một ứng dụng nào đó trên điện thoại thông minh.

Tôi kín đáo ngắm thầy Phan. Gương mặt tròn kỳ lạ, hai mắt nhỏ tinh anh sát nhau, không thể nói là nghiêm khắc, cũng không thể cho là hoàn toàn tinh nghịch như mắt một thằng nhóc năng bày trò, bộ ria mép không tỉa tót có phần ương ngạnh như của một tay chơi, chỉ có mái tóc luống bạc nhiều hơn ra dáng một người thầy. Tự dưng, một tình cảm khó tả trào lên trong tim, tôi không còn thấy ghét thầy nữa!

Tôi lặng người đi. Đầu óc tôi bắt đầu chao đảo, tôi nâng tách cà phê lên, nhưng không uống được, lại đặt xuống.

Tôi suýt sặc ngụm cà phê trong miệng. Nhưng chỉ mươi phút sau, tôi thấy mình lũn cũn đi theo thầy Phan lên xe hơi. Như bị thôi miên vậy. Tôi đã từ bỏ một đoạn đời của mình, đơn giản thế thôi.

Tôi nín thinh, không trả lời thầy. Quả nhiên, thầy đã đọc vị được tôi. Tôi đã muốn dùng khổ nhục kế để mong thầy thương tôi, mà chĩa mũi tên vào Tuyên, một kẻ khó chịu trong mắt tôi. Nhưng kết cục thì tôi vẫn là kẻ non nớt. Hồi đó, trong nhóm những nhân sự làm việc trong trung tâm của thầy, Tuyên là giám đốc điều hành, nhưng tôi với Tuyên không ưa nhau, thường xuyên xảy ra lục đục. Trong một lần mâu thuẫn đỉnh điểm, tôi xúc phạm Tuyên và ăn một cái tát của hắn. Tôi bù lu bù loa khóc gặp thầy mách tội Tuyên. Nào ngờ thầy mắng tôi là nặc nô rồi sa thải tôi! Tôi ôm hận bỏ đi, đâm đơn xin việc ở những công ty nước ngoài. Tôi định bụng sẽ thành công rực rỡ ở những công ty hoành tráng ngoại quốc, để có người phải tiếc!

Tôi chú ý đến một đám trẻ tuổi teen trong đồng phục màu cam, đang nhoay nhoáy đi xe đạp một bánh, trên đầu đội chai vang mở nắp, hai tay là những khay xếp đầy ly vang.

Quả nhiên, nếu là hai năm về trước, thì khi tôi đến như một vị khách lạ thế này, đám trẻ tự kỷ kia sẽ buông quăng xe đạp và mọi thứ trong tay, lao đến sờ nắn tôi, hỏi tôi những câu ngây ngô, ôm chầm lấy tôi hoặc ngửi hít tôi. Nhưng nay, chúng chỉ mỉm cười chào tôi và tiếp tục tập luyện như không có gì xao động. Chúng thực sự tập trung. Đó là sức mạnh. Thầy Phan trong những năm qua đã trở thành một hiện tượng trong làng giáo dục đặc biệt, khi thầy đã “hóa phép” những đứa trẻ tự kỷ thành kỷ lục gia, được xã hội công nhận và tự chủ cuộc sống của mình.

Một người đàn ông râu ria, trạc ba mươi tuổi, lặng lẽ bước tới.

Tôi kéo cái va li to đùng chứa toàn bộ hành trang mới sắm của mình vào phòng ở. Vừa kịp kéo miệng va li, thì Chung đã ló đầu vào, bảo tôi ra hành lang. Anh chỉ tay vào một thanh niên đang ngồi đọc sách dưới bóng một cây si già ven hồ nước trong trung tâm, bảo tôi:

Trầm cảm ư? Hóa ra trung tâm mới mở thêm ngạch điều trị mới này. Tôi chưa hề có kinh nghiệm nào với người trầm cảm.

Tùng không thèm ngẩng lên nhìn tôi. Mắt cụp xuống cuốn sách. Lén quan sát cậu ta, một dáng thanh niên cao lớn, nhưng da mặt tái, đôi mắt luôn nhìn xuống. Cậu ta khiến tôi có cảm giác đang bị làm phiền. Tôi những muốn đứng lên đi, nhưng cố không làm thế, tôi có nhiệm vụ của tôi.

Tôi nhìn theo bước chân cậu ta hướng về phía cây long não già mọc nghiêng sát tường rào. Có khi nào cậu ta sẽ trèo lên cây mà vượt ra ngoài không?

Tôi băn khoăn cầm cuốn sách lên, bỗng thấy xót xa cho người sinh ra cậu ta. Theo lời thuật vắn tắt của Chung về hồ sơ bệnh án, tôi biết Tùng bằng tuổi tôi. Nghĩa là cậu ấy đã 27 tuổi. Bị trầm cảm từ hồi học phổ thông, bố mẹ đưa đi chạy chữa khắp nơi, lúc đỡ lúc tái phát, co kéo việc học đến năm thứ hai đại học thì bỏ hẳn. Bố mẹ Tùng từng đưa cậu đến bệnh viện thần kinh, đến nhà chùa, rồi tới trung tâm Thiền sư tận Cà Mau, nhưng cậu ta đều tìm cách trốn ra được. Cậu ta nổi tiếng với tài vượt rào. Rào dây thép gai, tường rào cao hơn 4 mét đều thua cậu. Tôi lặng lẽ nhìn cậu ta từ phía xa, đang bám tay vào xà ngang giữa đường chạy, cố tìm cách cân bằng trên xe đạp một bánh. Nghe nói đêm qua, Chung đã thức cả đêm để canh chừng cậu ta bỏ trốn. Tôi ái ngại nhìn tường rào gạch với song thép bên trên bao quanh khu trung tâm. Hẳn tường rào này chẳng là “đối thủ” của Tùng. Không biết thầy Phan và Chung sẽ làm thế nào đêm nay. Còn tôi thì bó tay luôn rồi.

Nếu tôi là mẹ cậu ta, thì sao? Tôi chợt tự hỏi. Nuôi một đứa con trai lớn lộc ngộc, nhẽ thường đã đến lúc đi làm, kiếm sống, đền đáp công lao cha mẹ, thì nay cứ nồng nỗng ở nhà, rúc vào một xó với hố đen trầm cảm miên man, sẵn sàng lao đầu vào cõi chết. Không biết mình là ai, mình muốn ở đâu, mình cần gì và có ý nghĩa gì, chỉ biết sợ hãi tất cả, nhất là ánh mắt lạ của mọi người, không dám đứng trước bất kỳ người nào, khi cùng quẫn thì tấn công người khác để chạy trốn, nhưng trốn đi đâu thì không có mục đích. Quả thực đáng sợ! Là mẹ cậu ta, tôi sẽ sống ra sao với tâm thế hoang mang như vậy? Phải bỏ cả cuộc sống của mình để theo đứa con đã mất hết nhân cách, để dè dặt hy vọng hết lần này đến lần khác, rồi lại tuyệt vọng hết lần này đến lần khác. Tôi có dám bỏ cả cuộc đời mình để cứu nhân cách một đứa con. Thầy Phan gọi thứ bệnh này là gì nhỉ? Khuyết tật tinh thần, hay khuyết tật nhân cách?

Những người khuyết tật trí tuệ như tụi trẻ tự kỷ kia, nếu điều trị không phù hợp hoặc không điều trị gì cả, thì chỉ có thể là gánh nặng cho xã hội. Nhưng còn những người khuyết tật tinh thần, khuyết tật nhân cách như Tùng, không những là gánh nặng, mà thậm chí gây nguy hiểm khôn lường cho xã hội.

Nhìn Tùng như thế, suy tư thế này, tôi chợt nhìn ra một bước tiến trong sự nghiệp giáo dục của thầy Phan. Thầy đã dịch chuyển từ việc dạy kỹ năng mềm cho người bình thường, sang dạy trẻ khuyết tật trí tuệ, và bây giờ ở nấc cao hơn, đó là dạy người khuyết tật tinh thần, và nhân cách. Độ khó đã nâng lên cao hơn nhiều. Với đối tượng thứ ba, không chỉ khó, thách đố sức sáng tạo và lòng gan dạ, quả cảm, mà còn ở sự nguy hiểm tính mạng cho chính thầy và các giáo viên tại trung tâm. Tôi nghe nói, Chung từng bị học viên thình lình tấn công, gây thương tích nặng ở đầu, phải vào viện cấp cứu. Học viên này giả vờ tiến bộ, được thầy tin tưởng cho ra ngoài dự sự kiện, đã thừa cơ đánh thầy ngã ngất để bỏ trốn.

Tôi cứ vừa xa, vừa gần để bám sát Tùng, để gắng trò chuyện với cậu vài câu, nhưng cậu ta chẳng thèm hé răng, chẳng nhìn tôi lấy một thoáng. Cậu ta chỉ nhìn trân trân xuống đường chạy giữa trung tâm. Tôi phải căng mắt canh chừng không để cậu ta vượt tường, hoặc nhảy xuống hồ nước tự tử.

Tôi lại gần Tùng, bảo cậu ta đi vào khu nhà dành cho nam để vệ sinh trước giờ ăn tối. Tùng không nhìn tôi, lặng lẽ bảo:

Tùng không đáp, quay người bỏ đi. Tôi để ý thấy cậu ta mang một cây đàn ghi ta tới gốc si, ngồi xuống, búng trên những dây đàn. Càng lúc Tùng càng cúi sát xuống cần đàn, tóc mái rũ xuống dây, tiếng ghi ta rời rã trong chiều tàn nghe hoang hoải, cô đơn muốn chết. Nước mắt tôi vòng quanh, tôi không biết do tiếng đàn buông lơi khi trời sập tối, hay chạnh lòng nghĩ tới một người mẹ tuyệt vọng ở đâu đó quanh đây. Tôi phải làm gì với Tùng? Tôi muốn dập tắt tiếng đàn chết chóc kia, để nó đừng tuôn luồng khí hoang hoải vô phương này vào màn đêm, khiến đêm dày đặc và đe dọa, khiến màu đêm phình lên như muốn nuốt chửng cả năm khu nhà.

Chung thình lình đập tay vào vai tôi.

Tôi trở vào phòng ăn chung trong một dãy nhà. Tiếng tụi trẻ đọc kinh ăn cơm, tiếng bát đũa va vào nhau lách cách, tiếng những cô giáo rủ rỉ dỗ con ăn, tiếng các thầy nghiêm khắc nẹt con… cứ sượt qua tai tôi. Tôi bị ám bởi tiếng đàn của Tùng, tiếng đàn kỳ lạ tôi chưa bao giờ nghe, nó như ám mùi chết chóc khiến tôi lạnh sống lưng. Nó như từ hố đen luồn lên, lặng lẽ len lỏi vào từng chân tơ kẽ tóc, hút mọi sinh lực sống. Tôi, Chung, thầy Phan, người mẹ nào còn loanh quanh đâu đây, có thể làm được gì?

Ăn tối xong, tôi cùng các cô giáo cho các em đến phòng văn nghệ tập hát và đọc thơ. Nhưng lòng tôi bồn chồn, tôi lén ra khỏi phòng văn nghệ, đi ra sân, băng qua đường chạy, tìm đến gần cây long não, tôi không biết điều gì dẫn dắt mình. Bỗng một bóng đen túm tóc tôi, giật ngược trở lại. Tôi đau điếng, hét toáng lên:

Tôi gắng bước đi, đầu ngật ra phía sau tránh căng tóc, vừa cố gắng nghĩ có nên hét lên kêu cứu không.

“Bịch, bịch” – Tôi chỉ nghe hai tiếng động gọn, rồi đầu tôi được thả lỏng, tôi vội quay ngoắt người, thấy bóng thầy Phan áp sát Tùng.

Không biết bằng cách nào mà thầy Phan đã khóa tay Tùng nhanh đến thế. Tùng trợn mắt lên nhìn tôi. Đó là lần đầu tiên cậu ấy nhìn thẳng và tôi sẽ nhớ đến chết. Đó là ánh mắt của con thú bị dồn tới đường cùng, ánh mắt kẻ giết người, ánh mắt tuyệt vọng và thù hận… Dồn hết sức bình sinh, cậu ta phá tung khóa tay. Biết làm sao được, thầy Phan đã gần bảy mươi tuổi rồi, sức thầy sao lại được với trai tráng tuổi đôi mươi. Tôi liều lĩnh chen vào giữa thầy và Tùng. Nhưng thầy Phan nhanh chóng gạt tôi ra.

Tùng đang đà lao lên liều chết, bỗng khựng lại. Tôi ngạc nhiên nhìn về phía thầy Phan, thầy đứng tấn, bắp tay gồng lên, đôi mắt tròn nhỏ long lên như mắt rồng, tóc thầy cũng như dựng đứng lên. Tôi gai người, có cảm giác nghe thấy tiếng gầm của loài mãnh thú.

Tôi không biết Tùng có thấm những lời thầy Phan nói hay không, nhưng cậu ta đứng đó, nhìn thầy trân trân. Nỗi sợ xuyên thấu tim tôi. Có thể Tùng sẽ lao vào giết thầy, hoặc thầy sẽ giết chết cậu ta. Sự sống mong manh trong một tích tắc, khi con người dồn nhau tới đỉnh điểm của cảm xúc!

Cũng chính lúc đó, Chung và một cậu trai khác lao tới, trong tay mỗi người lăm lăm một thanh sắt nặng. Nhưng họ chưa kịp áp sát, thì Tùng đã buông xuôi, đôi mắt ánh đêm chết chóc của cậu ta cụp xuống.

Thầy Phan thu hai thanh sắt, bảo cậu trai kia:

Tôi bước theo thầy Phan và Chung về phía đường chạy. Lúc ngoái đầu nhìn lại, tôi bàng hoàng khi thấy Thắng đứng trước mặt Tùng, hai tay nắm vai cậu ta, như giữ cho Tùng đứng vững, mắt nhìn thẳng vào mặt cậu bạn, tin tưởng. Tùng cứ đứng bất động như vậy một lúc, rồi từ từ ngẩng mặt lên.

Tôi quay đi khi cảm giác hai luồng mắt chạm nhau. Họ đồng cảnh, đồng cảm. Thắng cũng từng bị trầm cảm như Tùng, khi bố mẹ đưa tới đây, Thắng đã tuyệt thực 5 ngày để đòi về nhà, thế mà rồi cậu đã được cảm hóa, cân bằng trở lại, tình nguyện ở lại trung tâm làm huấn luyện viên.

Lòng tràn ngập cảm xúc, tôi một mình đi về phía gốc si già. Tiếng đàn ghi ta ám ảnh đã tắt lặng trong não tôi. Tôi chợt hiểu, suốt hai năm lăn lộn ngoài kia của tôi, không sánh được với một thời khắc sinh tử tôi vừa trải qua ở đây, khi bài học sống làm người ngấm sâu nhất, khi thầy can đảm căng mình ra, đánh cược mạng sống của mình để cứu Tùng.Tôi tin rằng thầy đã cứu được Tùng, cứu được một nhân cách, cũng như tôi, đã tìm ra mình là ai, ở chính nơi này.

Nguồn Văn nghệ số 7/2019