Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương , tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Tên bố mẹ đặt cho lúc đầu là Trần Duy Uyên. Ông sinh ngày 5 tháng 9 năm 1870 (tức ngày 10 tháng 8 năm Canh Ngọ), ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (trước đây là phố Hàng Nâu, hiện nay là phố Minh Khai, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định). Ông mất ngày 29 tháng 1 năm 1907. Cùng chúng tôi điểm qua một số bài thơ của Thơ Tú Xương qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Tổng hợp những bài thơ hay của nhà thơ Tú Xương
1: Thương Vợ
2: Văn Tế Sống Vợ
3: Sông lấp
4: Áo bông che bạn
7: Ba cai lăng nhăng
10: Bắt được đồng tiền
11: Bợm Già
12: Bỡn người làm mối
13: Bỡn ông âm điềm
14: Buồn hỏng thi
15: Cảm Tết
16: Câu Đối Tết
17: Cháu khóc Cô Chồng
18: Chế bạn lấy vợ bé
19: Chị Hằng,Thằng Cuội
20: Chiêm Bao
21: Chợt giấc
22: Chú Mán
23: Chữ Nho
24: Chừa,..
25: Con Buôn
26: Cô hầu trách quan lớn
27: Cô Tây Đi Tu
28: Dạ Hoài
29: Đại Hạn
30: Đánh Tổ Tôm
31: Đạo Đức Giả
32: Đau Mắt
33: Để Vợ Chơi nhăng
34: Đi Thi Nói Ngông
35: Gần Tết than việc nhà
36: Già chơi trống bỏi
37 :Giễu người thi đỗ
38: Gửi người cũ
39:Khóc Vợ Bạn
40: Mẹ vợ với chàng rể
Đôi nét về tiểu sử nhà thơ Tú Xương
Trần Tế Xương sinh ra vào ngày 5/9/1870 (tức 10/8 ÂL) tại số nhà 247 phố Hàng Nâu thành phố Nam Định với tên húy là Trần Duy Uyên. Ông thuộc dòng dõi nho gia, vốn là họ Phạm, đổi thành họ Trần là bởi vào đời Nhà Trần lập công lớn được phong quốc tính (vua cho đổi theo họ nhà vua). Ông nội Trần Tế Xương tên là Trần Duy Năng. Thân sinh của Trần Tế Xương là cụ Trần Duy Nhuận cũng là một nhà nho, thi nhiều khoa không đậu, sau làm Tự thừa ở dinh đốc học Nam Định, sinh được 9 người con, 6 trai, 3 gái, Tú Xương là con trưởng.
Ông đi học sớm và cũng sớm nổi tiếng thông minh. Hồi mới lên 10 tuổi, nhà có khách đến chơi, thấy trước nhà có một dãy chậu hoa, khách bèn ra cho bé Uyên một câu đối: “Đình tiền ngũ sắc hoa” (trước sân có hoa năm sắc), Uyên liền chỉ vào lồng chim khướu treo ở hiên và đối: “Lung trung bách thanh điểu” (trong lồng có chim trăm tiếng). Khách nghe đối tấm tắc khen nhưng lại thở dài “đời thằng bé lại lẩn quẩn như chim nhốt trong lồng”. Ông học chữ Hán cụ kép làng Thành Thị, tên là Trần Chấn Thái, ngồi bảo học ở Thành Nam.
Cuộc đời ngắn ngủi có 37 năm của ông đã nằm gọn trong một giai đoạn bi thương nhất của đất nước. Trước lúc ông ra đời 3 năm thì 6 tỉnh nam kỳ mất trọn cho Pháp. Tú Xương lên 3 thì Bắc Kỳ trong đó có Nam Định bị tấn công lần thứ nhất. Tú Xương 12 tuổi, Bắc Kỳ, Nam Định bị tấn công lần thứ 2 và mất nốt. Hiệp ước Harmand 1883 rồi hiệp ước Patenôtre 1884 thừa nhận quyền thống trị của Pháp trên đất Việt Nam. các phong trào kháng chiến chống Pháp diễn ra sôi nổi nhưng lần lượt thất bại. Tú Xương sinh ra và lớn lên trong bối cảnh lịch sử đó.
Tú Xương lấy vợ năm 16 tuổi, vợ ông là bà Phạm Thị Mẫn.
Ông đi thi từ lúc 17 tuổi, đó là khoa Bính Tuất (1886). Các tài liệu khác chép nhầm là khoa Ất Dậu (1885).