Đỗ Phủ biểu tự Tử Mỹ hiệu Thiếu Lăng dã lão, Đỗ Lăng dã khách 野客) hay Đỗ Lăng bố y, là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời kì nhà Đường. Cùng với Lý Bạch, ông được coi là một trong hai nhà thơ vĩ đại nhất của lịch sử văn học Trung Quốc. Ông tài năng tuyệt vời và đức độ cao thượng nên từng được các nhà phê bình Trung Quốc gọi là Thi Sử và Thi Thánh.

Thu hứng là một bài thơ được rút ra từ tập Phiêu bạc Tây nam (760 -770) của Đỗ Phủ. Bài thơ này được xem là một trong những sáng tác đặc sắc của ông khi ở Quý Châu. Và hoàn cảnh loạn lạc bi thương vì chiến tranh kiệt quệ đã gợi lên cảm xúc bi thương và cũng chính là mạch cảm xúc chủ đạo. Hãy cùng tapchivannghe.com tìm hiểu bài thu hứng dưới đây để cùng cảm nhận bạn nhé!

Bài thơ Thu hứng

秋興其一
玉露凋傷楓樹林,
巫山巫峽氣蕭森。
江間波浪兼天湧,
塞上風雲接地陰。
叢菊兩開他日淚,
孤舟一繫故園心。
寒衣處處催刀尺,
白帝城高急暮砧。

Thu hứng kỳ 1
Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm.
Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,
Tái thượng phong vân tiếp địa âm.
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,
Cô chu nhất hệ cố viên tâm.
Hàn y xứ xứ thôi đao xích,
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.

Dịch nghĩa
Móc ngọc tơi bời ở rừng phong,
Khí ở núi Vu và kẽm Vu ảm đạm mịt mờ.
Trên sông, nước và trời cùng trôi chảy,
Ngoài ải, gió và mây liên tiếp mù đất.
Cúc từng chòm nở hai lần dòng lệ xưa,
Thuyền lẻ loi buộc chặt mối tình quê cũ.
Nơi nơi giục giã dao thước may áo rét,
Tiếng chày chiều dồn dập thành cao Bạch Đế.

Nét u sầu của khung cảnh và con người qua bài thơ Thu hứng

Bài thơ Thu hứng được Đỗ Phủ sáng tác trong thời gian năm 766 khi ông đang sống phiêu bạt ở Quý Châu. Đây là một vùng núi non hiểm trở và cách xa quê hương của nhà thơ tới ngàn dặm. Và sau 11 năm từ lúc bùng nổ loạn lạc tuy đã dẹp xong nhưng những dấu ấn của chiến tranh vẫn còn đó. Và khi này nhà thơ phải lưu lạc nơi quê người. Chính hoàn cảnh ấy đã gợi nên nỗi ưu sầu bi thương và cũng chính là cảm xúc chủ đạo của bài Thu hứng.

Cái thần của một chiều thu ở Quý Châu

Đọc phần thơ này ta có thể dễ dàng cảm nhận được nhà thơ đang đứng ở một vị trí cao để cảm nhận khung cảnh thiên nhiên. Từ đó mà ông có thể phóng tầm nhìn của mình ra khá xa và khá rộng. Chính sự quan sát tinh tế đã thể hiện ngay từ câu thơ đầu tả cảnh rừng phong.

Từ xưa hình ảnh rừng phong luôn gắn liền với mỗi độ thu về. Có rừng phong chuyển màu đỏ là sự tượng trưng cho li biệt. Và sương trắng tượng trưng cho mùa thu cho sự lạnh lẽo. Và cũng chính màn sương ấy đã làm nên cái lạnh lẽo của mùa thu. Thêm vào đó ở câu thứ hai ta có thể thấy được cảnh thu ở núi non. Tuy cảnh vật khác nhau nhưng nhà thơ nhìn lại với con mắt và tâm trạng giống nhau. Đó là sự trĩu nặng buồn thương đầy da diết. Và cũng phải bao nhiêu tinh tế mới có thể viết nên được những vần thơ như này.

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm.
Giang gian ba lăng kiêm thiên dũng,
Tái thượng phong vân tiếp địa âm.

Vẫn là các chi tiết được cảm nhận qua cái nhìn của người thi nhân và ta có thể cảm nhận được. Có thể thấy qua 4 câu thơ đầu tiên ta có thể cảm nhận được một khung cảnh mùa thu rộng lớn, đó là biểu hiện của cái hồn đặc trưng của mùa thu nơi núi non. Nơi đó có rừng phong, dãy núi, bầu trời, rừng xa… Và hai cặp câu thơ này nhưu bổ sung cho nhau tạo thành một khung cảnh thiên nhiên vừa âm u vừa hùng vĩ.

Thu hứngThu hứng

Lòng người trước mùa thu nơi đất khách

Những câu thơ tiếp theo Đỗ Phủ đã bày tỏ lòng mình trước khung cảnh mùa thu nơi đất khách. Thấy hoa cúc nở đã làm nhà thơ rơi lệ và qua đó ta có thể cảm nhận được tâm trạng cô đơn của nhà thơ. Đó là sự chất chứa đầy sầu thương trong những năm tháng phiêu bạt. Và hai lần nhìn hoa cúc nở cũng chính là hai năm Đỗ Phủ sống ở Quý Châu. Và hoa cứ làm người thêm ngậm ngùi và nhớ lại những mùa thu nơi chốn cũ. Vì vậy nó càng thêm xao xuyến và xúc động tới nghẹn ngào.

Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,
Cô chu nhất hệ cố viên tâm.
Hàn y xứ xứ thôi đao xích,
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.

Còn ở hai câu kết ta bỗng cảm thấy nhịp dồn dập khi tiếng chày bên sông. Và đó cũng chính là hình ảnh sinh hoạt nơi biên ải xa xôi. Tuy nó có nét vui nhưng cũng không đủ xua đi những áng mây ẩm đạm đang bao quanh tâm hồn của người thi sĩ. Ở đây các mối quan hệ xa gần, không gian, thời gian, đã có sự liên kết chặt chẽ và vận hành logic. Nó làm nhà thơ thêm phần đau đáu nỗi nhớ thương người, thương đời.

Trên đây là bài thơ Thu hứng của Đỗ Phủ hay đặc sắc. Qua bài thơ này ta thấy được một bức tranh thu ảm đạm và hắt hiu. Nó cũng mang đậm sự trĩu nặng, u sầu của chính nhà thơ trong cảnh ngộ loạn lạc. Và đó cũng chính là bối cảnh của đất nước lúc bấy giờ cũng chính là xót xa cho thân phận bất hạnh của mình nơi đất khách. Đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi để cùng cảm nhận những vần thơ hay bạn nhé!

Tagged: