Hồ Xuân Hương là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, mà hiện tại vẫn khiến nhiều học giả tranh cãi. Di tác của bà hoàn toàn là thơ, trong đó mảng Nôm có nhiều phẩm chất tốt cần sự khảo cứu lâu, nhưng hậu thế có thi sĩ Xuân Diệu đã mạo muội tôn Hồ Xuân Hương làm Bà chúa thơ Nôm. Cùng chúng tôi điểm qua đôi nét về nhà thơ tài ba này cùng những tác phẩm thơ Hồ Xuân Hương hay nhất nổi tiếng của nhà thơ nhé!

Tổng hợp những bài thơ hay nhất của nhà thơ Hồ Xuân Hương

1, Thơ Tự Tình

Tiếng gà xao xác gáy trên vòm
Oán hận trông ra khắp mọi chòm
Mõ thảm không khua mà cũng cốc
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ
Sau hận vì duyên để mõm mòm
Tài tử văn nhân ai đó tá
Thân này đâu đã chịu già tom

2, Canh Khuya (Tự Tình II)

Canh khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan mấy nước non
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy chòm
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con

3, Lỡm Học Trò

Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ
Lại đây cho chị dạy làm thơ
Ong non ngứa nọc châm hoa rữa
Dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa

4, Đánh Đu

Bốn cột khen ai khéo khéo trồng,
Người thì lên đánh kẻ ngồi trông,
Trai co gối hạc khom khom cật
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.
Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới,
Hai hàng chân ngọc duỗi song song.
Chơi xuân đã biết xuân chăng tá.
Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không!

5, Ốc Nhồi

Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi
Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi
Quân tử có thương thì bóc yếm
Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi

6, Quả Mít

Thân em như quả mít trên cây
Da nó xù xì múi nó dày
Quân tử có yêu xin đóng cọc
Đừng mân mó nữa nhựa ra tay

7, Lấy Chồng Chung

Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Năm chừng mười họa hay chăng chớ
Một tháng đôi lần có cũng không
Cố đấm ăn xôi xôi lại hỏng
Cầm bằng làm mướn mướn không công
Nỗi này ví biết dường này nhỉ
Thời trước thôi đành ở vậy xong

8, Đánh Cờ

Chàng với thiếp đêm khuya trằn trọc,
Ðốt đèn lên đánh cuộc cờ người.
Hẹn rằng đấu trí mà chơi,
Cấm ngoại thuỷ không ai được biết.
Nào tướng sĩ dàn ra cho hết,
Ðể đôi ta quyết liệt một phen.
Quân thiếp trắng, quân chàng đen,
Hai quân ấy chơi nhau đà đã lửa.
Thoạt mới vào chàng liền nhảy ngựa,
Thiếp vội vàng vén phứa tịnh lên.
Hai xe hà, chàng gác hai bên,
Thiếp thấy bí, thiếp liền ghểnh sĩ.
Chàng lừa thiếp đương khi bất ý,
Ðem tốt đầu dú dí vô cung,
Thiếp đang mắc nước xe lồng,
Nước pháo đã nổ đùng ra chiếu.
Chàng bảo chịu, thiếp rằng chẳng chịu,
Thua thì thua quyết níu lấy con.
Khi vui nước nước non non,
Khi buồn lại giở bàn son quân ngà.

9, Bánh Trôi Nước

Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm mấy nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son

10, Miếu Sầm Thái Thú

Ghé mắt trông lên thấy bảng treo
Kìa đền thái thú đứng cheo leo
Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu.
11, Vịnh cái quạt
Một lỗ xâu xâu mới cũng vừa
Duyên em dính dán tự ngàn xưa
Chành ra ba góc da còn thiếu
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa
Mát mặt anh hùng khi tắt gió
Che đầu quân tử lúc sa mưa
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng:
“Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?”

12, Cảnh thu

Thánh thót tầu tiêu mấy hạt mưa,
Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ,
Xanh ôm cổ thụ tròn xoe tán,
Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ.
Bầu dốc giang sơn say chấp rượu.
Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ.
Ơ hay, cánh cương ưa người nhỉ,
Ai thấy, ai mà chẳng ngẩn ngơ.

13, Thơ tự tình

Tiếng gà xao xác gáy trên vòm
Oán hận trông ra khắp mọi chòm
Mõ thảm không khua mà cũng cốc
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ
Sau hận vì duyên để mõm mòm
Tài tử văn nhân ai đó tá
Thân này đâu đã chịu già tom.

14, Vấn nguyệt

Trải mấy thu nay vẫn hãy còn,
Cớ sao khi khuyết lại khi tròn?
Hỏi con Bạch Thố đà bao tuổi?
Hỏi chị Hằng Nga đã mấy con?
Đêm tối cớ sao soi gác tía?
Ngày xanh còn thẹn mấy vầng tròn.
Năm canh lơ lửng chờ ai đó?
Hay có tình riêng mấy nước non?

15, Động Hương tích

Bầy đặt kìa ai khéo khéo phòm,
Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom.
Người quen cõi Phật chen chân xọc,
Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm.
Giọt nước hữu tình rơi thánh thót,
Con thuyền vô trạo cúi lom khom.
Lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại,
Rõ khéo trời già đến dở dom.

16, Hoạ Nhân

Vài hàng chữ gấm chạnh niềm châu,
Nghĩ tưởng năm canh nguyệt hé lầu.
Lá nhuộm thức lam thêm vẻ thẹn,
Sương pha khói biếc rộn thêm sầu.
Thẩn thơ trước viện, nhà khoe gió,
Đồng vọng bên tai, địch thét đâu,
Ướm hỏi trăng già khe khắc bấy,
Trêu nhau chi những sợi cơ cầu.

17, Đá Ông Bà Chồng

Khéo khéo bày trò tạo hoá công
Ông Chồng đã vậy lại Bà Chồng
Tầng trên tuyết điểm phơ đầu bạc
Thớt dưới sương pha đượm má hồng
Gan nghĩa dãi ra cùng chị Nguyệt
Khối tình cọ mãi với non sông
Đá kia còn biết xuân già giặn
Chả trách người ta lúc trẻ trung

18, Hỏi Trăng

Một trái trăng thu chín mõm mòm,
Nảy vừng quế đỏ đỏ lòm lom!
Giữa in chiếc bích khuôn còn méo,
Ngoài khép đôi cung cánh vẫn khòm.
Ghét mặt kẻ trần đua xói móc,
Ngứa gan thằng Cuội đứng lom khom.
Hỡi người bẻ quế rằng ai đó,
Đó có Hằng Nga ghé mắt dòm.

19, Duyên Kỳ Ngộ

Nghìn dặm có duyên sự cũng thành,
Xin đừng lo lắng hết xuân xanh.
Tấc gang tay họa thơ không dứt,
Gần gụi cung dương lá vẫn lành.
Tên sẵn bút đề dường chĩnh chện,
Trống mang dùi cắp đã phanh phanh.
Tuy không thả lá trôi dòng ngự.

20,Chế sư

Chẳng phải Ngô chẳng phải ta
Đầu thì trọc lốc áo không tà
Oản dâng trước mặt dăm ba phẩm
Vãi nấp sau lưng sáu bảy bà
Khi cảnh khi tiu khi chũm choẹ
Giọng hì giọng hỉ giọng hi ha
Tu lâu có nhẽ lên sư cụ
Ngất nghểu toà sen nọ đó mà

21, Chơi khán đài

Êm ái chiều xuân tới Khán Đài
Lâng lâng chẳng bợn chút trần ai
Bốn mùa triêu mộ, chuông gầm sóng
Một vũng tang thương, nước lộn trời
Bể ái ngàn trùng khôn tát cạn
Nguồn ân trăm trượng dễ khơi vơi
Nào là cực lạc là đâu tá?
Cực lạc là đây, chín rõ mười

22, Chùa hương tích

Bày đặt vì ai khéo khéo vòm
Nứt ra một lỗ hổng hòm hom
Người quen cửa Phật chen chân xọc
Kẻ lạ bầu Tiên mỏi mắt dòm
Giọt nước hữu tình rơi thánh thót
Con thuyền vô trạo cúi lom khom
Lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại
Rõ khéo trời già đến dở dom

23, Chùa sài sơn

Khen thay con tạo khéo khôn phàm
Một đố giương ra biết mấy ngàm
Triền đá cỏ leo sờ rậm rạp
Lạch khe nước rỉ mó lam nham
Một sư đầu trọc ngồi khua mõ
Hai tiểu lưng tròn đứng giữ am
Đến nơi mới biết rằng Thánh Hoá
Chồn chân mỏi gối hãy còn ham

24, Du cổ tự

Thầy tớ thong dong dạo cảnh chùa
Cầm thư lưng túi rượu lưng hồ
Cá khe lắng kệ đầu ngơ ngác
Chim núi nghe kinh cổ gật gù
Then cửa từ bi nêm chật cánh
Nén hương tế độ cắm đầy lò
Nhà sư ướm hỏi nhà sư tí
Phúc đức nhà ngươi được mấy bồ

25, Đá ông bà chồng

Khéo khéo bày trò tạo hoá công
Ông Chồng đã vậy lại Bà Chồng
Tầng trên tuyết điểm phơ đầu bạc
Thớt dưới sương pha đượm má hồng
Gan nghĩa dãi ra cùng chị Nguyệt
Khối tình cọ mãi với non sông
Đá kia còn biết xuân già giặn
Chả trách người ta lúc trẻ trung

26, Đánh đu

Bốn cột khen ai khéo khéo trồng,
Người thì lên đánh kẻ ngồi trông,
Trai co gối hạc khom khom cật
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.
Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới,
Hai hàng chân ngọc duỗi song song.
Chơi xuân đã biết xuân chăng tá.
Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không!

27, Đề nhị mĩ nhân đồ

Ấy bao nhiêu tuổi hỡi cô mình
Chị cũng xinh mà em cũng xinh
Trăm vẻ như in tờ giấy trắng
Ngàn năm còn mãi cái xuân xanh
Phiếu mai chăng dám đường kia nọ
Bồ liễu thôi đành phận mỏng manh
Có một thú vui sao chẳng vẽ
Trách người thợ ấy khéo vô tình

28, Hang cắc cớ

Trời đất sinh ra đá một chòm
Nứt làm đôi mảnh hổng hòm hom
Kẽ hầm rêu mọc trơ toen hoẻn
Luồng gió thông reo vỗ phập phòm
Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm
Con đường vô ngạn tối om om
Khen ai đẽo đá tài xuyên tạc
Khéo hớ hênh ra lắm kẻ dòm

29, Lấy chồng chung

Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Năm chừng mười họa hay chăng chớ
Một tháng đôi lần có cũng không
Cố đấm ăn xôi xôi lại hỏng
Cầm bằng làm mướn mướn không công
Nỗi này ví biết dường này nhỉ
Thời trước thôi đành ở vậy xong.

Đôi nét về tiểu sử nhà thơ Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, mà hiện tại vẫn khiến nhiều học giả tranh cãi. Di tác của bà hoàn toàn là thơ, trong đó mảng Nôm có nhiều phẩm chất tốt cần sự khảo cứu lâu, nhưng hậu thế có thi sĩ Xuân Diệu đã mạo muội tôn Hồ Xuân Hương làm Bà chúa thơ Nôm. Hầu hết thi ca Hồ Xuân Hương theo dòng chảy chung đã thoát được các quan niệm sáng tác cố hữu vốn đề cao niêm luật chặt chẽ để bộc lộ được tiếng nói của thời đại mình, có nhiều người cho rằng đặc sắc của thơ bà là “thanh thanh tục tục”.

Tiểu sử nhà thơ Hồ Xuân Hương

Không có bất cứ tư liệu cổ điển nào chép về lai lịch và hành trạng của Hồ Xuân Hương, bà chỉ thực sự được hậu thế biết đến qua sách Giai nhân dị mặc  của học giả Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, ấn hành tại Hà Nội năm 1916. Cũng vì cớ đó, việc có hay không một nhân vật tên Hồ Xuân Hương hiện còn là câu hỏi ngỏ.

Gia thế nhà thơ Hồ Xuân Hương

Học giới nhất quán rằng Hồ Xuân Hương sinh vào năm 1772, theo học giả John Balaban thì bà cất tiếng khóc chào đời ở phường Khán Xuân(nay thuộc địa phận Bách Thảo viên Hà Nội). Cứ theo Giai nhân dị mặc, Hồ Xuân Hương là ái nữ của Sinh đồ Hồ Phi Diễn, người hương Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, trấn Nghệ An. Còn theo học giả Trần Thanh Mại, thân phụ của Hồ Xuân Hương là ông Hồ Sĩ Danh cũng người Quỳnh Đôi, Hồ Sĩ Danh là em cùng cha khác mẹ của Kinh Dương hầu Hồ Sĩ Ðống . Thân mẫu của Hồ Xuân Hương là bà lẽ tên Hà Thị người trấn Hải Dương. Học giả Phạm Trọng Chánh dựa vào tục xướng danh cổ điển và câu tựa Phi mai xuân sắc nhất kinh thành  của Tốn Phong Phan Huy Huân để khẳng định: Hồ Phi Mai là nguyên danh, Xuân Hương là biểu tự và Cổ Nguyệt Đường là bút hiệu.
Trong thế cuộc xoay vần đầy nhiễu nhương cuối thế kỷ XVIII, Hồ Xuân Hương vẫn được hưởng những năm tháng ấu thơ êm đềm ở một dinh thự lớn tên Cổ Nguyệt đường ven hồ Tây, bấy giờ là chốn phồn hoa đô hội bậc nhất xứ Đàng Ngoài. Sau khi mãn tang cha, mẹ bà tái hôn với người khác. Dù ít phải ràng buộc trong gia giáo nghiêm khắc như mọi nữ lưu cùng thời, Hồ Xuân Hương vẫn hội tụ được tư chất thông minh và hiếu học.

Tình duyên của nhà thơ Hồ Xuân Hương

Tổng Cóc vốn là biệt hiệu mà người quen biết đặt cho Chánh tổng Nguyễn Bình Kình, tự Công Hòa. Nguyên quán của ông ở làng Gáp, xã Tứ (nay thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ). Ông là cháu của quan nghè Nguyễn Quang Thành, bản thân cũng một lần đi thi Hương nhưng không đỗ đạt. Sau Tổng Cóc đăng trình, lên đến chức cai cơ nên thường được gọi là Đội Kình. Kết quả của hôn sự này được cho là một đứa trẻ vắn số.
Còn theo Phạm gia tộc phả và Triệu tông phả, ông phủ Vĩnh Tường tức là Tú tài Phạm Viết Ngạn (khi thăng chức Đồng tri phủ Phân phủ Vĩnh Tường thì cải thành Viết Lập), tên cúng cơm là Đại, tự Thành Phủ. Nguyên quán của ông ở hương Trà Lũ, xã Xuân Trung, phủ Xuân Trường, trấn Sơn Nam Hạ. Các tư liệu này cũng cho biết, Hồ Xuân Hương sinh cho ông một người con tên Phạm Viết Thiệu.
Ngoài ra, có nhiều giai thoại truyền khẩu về lối sống phong lưu của nữ sĩ họ Hồ, như việc bà là một hoa nương thanh sắc vẹn toàn, và những mối tình bên thơ rượu với Phạm Đình Hổ, Phạm Thái, Nguyễn Du, Phạm Quý Thích, Nguyễn Hầu, Trần Ngọc Quán, Trần Quang Tĩnh, Phan Huy Huân, Mai Sơn Phủ, Thạch Đình, Cự Đình, Thanh Liên…

Tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Hồ Xuân Hương

Một ấn bản thơ Hồ Xuân Hương bằng Pháp văn của Viễn Đông Bác Cổ năm 1968.
Văn bản được nhận diện cổ nhất có chép thơ Hồ Xuân Hương là Quốc văn tùng ký do Hải Châu Tử Nguyễn Văn San soạn năm Minh Mệnh thứ 14 (1834), nhưng chỉ vài bài. Hầu hết di tác của nữ sĩ họ Hồ được gom trong cuốn Xuân Hương thi tập, Phúc Văn Đường tàng bản ấn hành tại Hà Nội năm 1930.
Trong sách có khoảng 60 bài nhưng lẫn cả thơ của nhiều tác giả khác, nay chưa truy nguyên được tất cả. Tuy nhiên, văn bản đáng quý nhất là Lưu hương ký với bài tựa của Phan Huy Huân, được học giả Trần Thanh Mại phát kiến và công bố trên thi đàn vào năm 1964. Trước đó không lâu, năm 1962, đã có học giả Trần Văn Giáp đăng trên báo Văn Nghệ (Hà Nội) 5 thi phẩm chữ Hán được cho là của Hồ Xuân Hương. Nhưng mãi đến năm 1984, học giả Hoàng Xuân Hãn mới dịch nghĩa và đăng trên tập san Khoa Học Xã Hội (Paris), lại đặt nhan đề lần lượt là Độ hoa phong, Hải ốc trù, Nhãn phóng thanh, Trạo ca thanh, Thủy vân hương.
Thơ Hồ Xuân Hương luôn được trình bày theo phong cách thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt, bút pháp được nhận định là điêu luyện nhưng phần chữ Nôm nhiều phần đặc sắc hơn chữ Hán. Ý tưởng trong thơ cũng rất táo bạo, dù là điều cấm kị đối với lễ giáo đương thời. Cho nên, Hồ Xuân Hương được xem như hiện tượng kỳ thú của dòng thi ca cổ điển Việt Nam khi tích cực đưa ra cái nhìn đối lập với truyền thống đạo đức, nhưng không vì thế mà tự trở nên suy đồi. Tựu trung, các di tác phần nào cho phép hậu thế thấy thực trạng tang thương ở thời đại bà sống và cả quá trình mục rữa của nhiều lề lối cũ.

Ảnh hưởng của nhà thơ Hồ Xuân Hương

Nét phóng túng và tiềm ẩn trong thơ cũng như hành trạng của Hồ Xuân Hương luôn gây nguồn cảm hứng vô tận cho hậu thế.
Nghệ thuật
Truyện ngắn Chút thoáng Xuân Hương (Nguyễn Huy Thiệp).
Âm nhạc “Bánh Trôi Nước” (2017), phổ nhạc bởi nhạc sĩ Hồ Hoài Anh và Dương Đại Dương (TripleD), thể hiện bởi ca sĩ Hoàng Thùy Linh trong chương trình Hòa âm Ánh sáng (mùa 2).
Chèo Hồ Xuân Hương (1988), Thùy Linh và Bùi Đức Hạnh soạn, Bùi Đắc Sừ đạo diễn.
Loạt họa phẩm Minh họa thơ Hồ Xuân Hương[29] (Bùi Xuân Phái), họa phẩm Thi sĩ Hồ Xuân Hương (Phùng Di Thuần).
Giáo dục
Trong học đường, hai bài Bánh trôi nước và Tự tình II được đưa vào sách giáo khoa Trung học cơ sở (Lớp 7, tập 1) và Trung học phổ thông (Lớp 11, tập 1).
Tại các trường Đại học lớn trong cả nước như Đại học Sư phạm TP.HCM, Đại học Sư phạm Hà Nội,… sinh viên chuyên ngành Văn học Việt Nam được học bộ môn Thơ Nôm Hồ Xuân Hương.
Vinh danh
Phố Hồ Xuân Hương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Đường Hồ Xuân Hương, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
Phố Hồ Xuân Hương, Quận Hồng Bàng, Hải Phòng.
Đường Hồ Xuân Hương, Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Hồ Xuân Hương, Đà Lạt
Đường Hồ Xuân Hương, khu 1, phường Rạch Sỏi, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Trên đây là những tác phẩm nổi tiếng và đôi nét về thi sĩ Hồ Xuân Hương do tapchivannghe.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích về thi sĩ Hồ Xuân Hương, về những tác phẩm nổi tiếng cũng như về cuộc đời của nhà thơ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *