Âm nhạc và múa

Âm nhạc và múa là hai loại hình nghệ thuật xuất hiện sớm nhất của loài người. Đó là những tiếng hô, hò, hét, nhịp đập của các công cụ đá, gỗ, tre, đồng để múa. Âm nhạc và múa có mối quan hệ hữu cơ trong tiến trình lịch sử văn hóa, nghệ thuật của mỗi tộc người, mỗi quốc gia. Theo dòng chảy lịch sử, âm nhạc và múa cùng đồng hành, tồn tại, phát triển ngày một hoàn thiện. Trong thời hiện đại, những tác phẩm múa độc lập, có tính chuyên nghiệp, phát triển tới đỉnh cao, đòi hỏi phải có những tác phẩm âm nhạc riêng cho từng tác phẩm. Mối quan hệ ấy càng trở nên gắn bó, không thể chia tách. Múa nhất thiết phải có nhạc, từ đó đã dần hình thành đội ngũ nhạc sĩ chuyên sáng tác âm nhạc cho tác phẩm múa.

Để tiến hành sáng tác nhạc cho một tác phẩm múa chuyên nghiệp, cũng đòi hỏi có bài bản, tiến hành theo một quy trình nhất định. Sáng tác nhạc múa trước hết cần am hiểu đặc trưng nghệ thuật múa. Theo các nhà chuyên môn, nghệ thuật múa có hai loại đặc trưng. Đặc trưng cơ bản: cách điệu, tượng trưng, khái quát, tạo hình. Đặc trưng ngôn ngữ: động tác, điệu bộ, hình dáng, đội hình. Hai đặc trưng này luôn hòa quyện, thống nhất, chuyển động trong âm nhạc, trong không gian và thời gian.

Đặc trưng cơ bản của âm nhạc là: âm thanh có tính thẩm mỹ (thẩm âm), thông qua các yếu tố của âm nhạc là: giai điệu, nhịp điệu, tiết tấu, hòa thanh và phức điệu. Các phương tiện thể hiện của âm nhạc là sự tác động âm thanh thông qua các hệ nhạc cụ là: hệ gõ, hệ hơi, hệ kéo, hệ gảy. Ngoài ra, nghệ thuật múa và âm nhạc còn có sự tương đồng về thể loại nghệ thuật.

Sự tương đồng thể loại nghệ thuật thể hiện mối quan hệ giữa nghệ thuật múa và nghệ thuật âm nhạc, qua các thể loại sau:

Thể
loại âm nhạc
Thể
loại múa
Giao hưởng

Thơ giao hưởng

Tổ khúc nhạc

Độc tấu

Song tấu

Tam tấu

Tứ tấu

Hòa tấu

Kịch múa

Thơ múa

Tổ khúc múa

Múa đơn

Múa đôi

Múa ba

Múa bốn

Múa tập thể

Thể
loại âm nhạc
Thể
loại múa
Giao hưởng

Thơ giao hưởng

Tổ khúc nhạc

Độc tấu

Song tấu

Tam tấu

Tứ tấu

Hòa tấu

Kịch múa

Thơ múa

Tổ khúc múa

Múa đơn

Múa đôi

Múa ba

Múa bốn

Múa tập thể

Sáng tác nhạc múa, trước hết cần hiểu đặc trưng và bản chất của múa. Từ đó, người nhạc sĩ mới chủ động trong tưởng tượng, tư duy sáng tác. Đặc trưng ngôn ngữ âm nhạc là âm thanh, đặc trưng ngôn ngữ múa là hành động, nên cần có sự hòa hợp, đồng hành hai loại ngôn ngữ trên, tạo nên sự thống nhất cho một tác phẩm.

Dù tác phẩm nhạc múa mang tính chất trữ tình, lãng mạn, anh hùng ca, hay bi kịch, hài kịch thì nhạc múa cần chú ý tới tiết tấu. Tiết tấu như người chỉ huy để điều khiển động tác múa. Tất nhiên tác phẩm âm nhạc nào cũng có tiết tấu, giai điệu nhưng với nhạc múa, tiết tấu là một đặc điểm quan trọng. Với múa mảng khối, một chuỗi động tác mới diễn tả được một ý, nên không tạo được mảng khối trong âm nhạc thì tác phẩm múa khó đạt kết quả tốt. Ngoài đặc điểm mảng khối, âm nhạc múa phải quan tâm tới màu sắc. Màu sắc làm phong phú sinh động cho tác phẩm nhạc múa. Trên cái nền mảng khối nên có sự biến hóa màu sắc của âm nhạc. Múa dân tộc hay hiện đại ngày nay đều biến hóa nhiều dạng, nhiều kiểu nên sáng tác nhạc múa cần phải sử dụng thủ pháp phức điệu và biến tấu. Phức điệu tạo cho múa phát triển nhiều dạng, nhiều kiểu phù hợp với thẩm mỹ thời đại.

Sáng tác nhạc múa có những hạn chế nhất định là người nhạc sĩ phụ thuộc vào ý đồ, đề cương, kịch bản của người biên đạo múa. Trước khi sáng tác, người nhạc sĩ cần có sự trao đổi tỉ mỉ với biên đạo múa để hiểu sâu sắc ý tưởng nghệ thuật của tác phẩm múa. Sau đó mới lập kế hoạch, quy trình sáng tác nhạc cho tác phẩm múa. Kế hoạch, quy trình sáng tác theo ý đồ của từng nhạc sĩ nhưng thông lệ, nhiều nhạc sĩ sáng tác nhạc cho tác phẩm múa theo quy trình sau:

Nghiên cứu kịch bản múa

Kịch bản múa hoặc ý tưởng múa là cơ sở quan trọng để sáng tác nhạc cho tác phẩm múa. Bởi đề tài, nội dung bố cục, hình tượng tác phẩm múa được thể hiện thông qua kịch bản múa. Từ kịch bản, người nhạc sĩ nghiên cứu tỉ mỉ để hình thành bố cục tác phẩm cho phù hợp với ý tưởng của người biên đạo. Tạo sự thống nhất giữa âm nhạc và múa.

Bố cục tác phẩm âm nhạc

Tùy theo nội dung, tính chất của kịch bản múa mà nhạc sĩ chủ động bố cục tác phẩm theo tư duy, sự tưởng tượng của mình. Một tác phẩm múa ngắn khoảng 5, 6 phút thường có bố cục như sau:

Mở đầu – Đoạn A – B – C

Mở đầu – Đoạn A – B – C – A

Mở đầu – Đoạn A – B – B’ – A’…

Lựa chọn chất liệu

Khi đã xác định mô hình (bố cục) tác phẩm thì tiến hành lựa chọn chất liệu cho tác phẩm âm nhạc múa. Tùy theo đề tài, nội dung múa dân tộc hay múa hiện đại để lựa chọn chất liệu. Hướng lựa chọn chất liệu:

Chất liệu múa dân tộc – Chất liệu nhạc dân tộc

Chất liệu múa hiện đại – Chất liệu nhạc hiện đại

Chất liệu múa cổ điển châu Âu – Chất liệu nhạc cổ điện châu Âu

Xây dựng môtip chủ đạo

Xây dựng môtip chủ đạo tốt mới có khả năng phát triển với nhiều dạng, kiểu khác nhau. Môtip chủ đạo có vai trò quan trọng trong việc khắc họa hình tượng âm nhạc cho tác phẩm nhạc múa.

Phát triển tác phẩm âm nhạc

Từ môtip chủ đạo phát triển âm nhạc cho toàn bộ tác phẩm múa. Người nhạc sĩ cần quan tâm tới việc xây dựng hình tượng âm nhạc. Hình tượng âm nhạc có vai trò quan trọng, là cốt lõi của tác phẩm âm nhạc múa. Hình tượng âm nhạc cần thiết phải hòa đồng, thống nhất với hình tượng nghệ thuật múa. Phát triển tác phẩm âm nhạc chính là cụ thể hóa bố cục âm nhạc thành tác phẩm âm nhạc múa hoàn chỉnh.

Thủ pháp mở, kết tác phẩm âm nhạc

Mở, kết tác phẩm nhạc múa là sự tìm tòi sáng tạo, độc đáo của tác giả. Mở kết hay sẽ để lại ấn tượng, cảm xúc cho công chúng. Sự sáng tạo phần mở, kết tác phẩm âm nhạc múa là sự hòa đồng, thống nhất giữa nhạc sĩ và biên đạo múa.

Thủ pháp phối âm phối khí

Phối khí cũng là công đoạn sáng tạo, làm nên nội dung, hình tượng nghệ thuật, tính thẩm mỹ của tác phẩm. Nếu người sáng tạo phối âm, phối khí không phải là tác giả của âm nhạc múa thì được xem như đồng tác giả sáng tạo, để tác phẩm nhạc múa hoàn thiện.

Xây dựng mô hình sáng tác nhạc cho một tác phẩm múa

Trên cơ sở những kiến thức về đặc trưng nghệ thuật múa, nghệ thuật âm nhạc và những yêu cầu sáng tác nhạc cho tác phẩm múa, người nhạc sĩ cùng với biên đạo múa tiến hành xây dựng mô hình sáng tác nhạc cho một tác phẩm múa. Việc đầu tiên là từ kịch bản văn học chuyển sang kịch bản phân cảnh múa đồng nhất với kịch bản âm nhạc (bố cục âm nhạc). Để tiến hành kịch bản âm nhạc, người nhạc sĩ cùng biên đạo múa thống nhất ý tưởng, thủ pháp nghệ thuật, hình tượng nghệ thuật và các yêu cầu kịch bản âm nhạc, tức mô hình sáng tác nhạc múa. Một số yêu cầu để thực hiện bao gồm: phân đoạn nhạc múa, tính chất nhạc múa, tuyến nhạc múa, tiêu đề đoạn nhạc múa, màu sắc đoạn nhạc múa, thời lượng đoạn nhạc múa.

Các yêu cầu xây dựng mô hình sáng tác nhạc múa có thể chứng minh qua một tác phẩm thơ múa để tham khảo.

Thơ múa: Cung đàn nàng Kiều

Mô hình bố cục âm nhạc múa

(Kịch bản phân cảnh âm nhạc và múa)

Ghi chú:

Ký hiệu A, B, C là biểu thị cho đoạn 1, 2, 3.

Ký hiệu a, b, c là biểu thị cho những phần, mục của đoạn.

Ký hiệu a’, b’, c’ là biểu thị cho những phần, mục của đoạn có phát triển.

Ký hiệu tuyến

là biểu thị khúc múa, đoạn múa có tính chất mềm, dịu, nhẹ.

Ký hiệu tuyến

là biểu thị khúc múa, đoạn múa mạnh, khỏe, vui, chiến đấu.

Sau khi âm nhạc đã thể hiện được đầy đủ nội dung, tinh thần của kịch bản văn học và mô hình hóa bố cục nhạc múa, người viết kịch bản, người sáng tác múa tiếp tục nghiên cứu âm nhạc, phân tích âm nhạc và viết kịch bản phân cảnh (án vũ đạo diễn).

Kịch bản phân cảnh có ý nghĩa như bản thiết kế chi tiết một công trình xây dựng, người thực hiện phải tuân theo toàn bộ bản thiết kế. Nghĩa là người sáng tác múa phải thực hiện đầy đủ kịch bản phân cảnh, biến nó thành múa, từ tĩnh thành động.

Kịch bản phân cảnh bao gồm: tiêu đề lớp, cảnh, đoạn, chương múa; diễn biến nội dung; diễn biến sân khấu; diễn biến múa nhạc; thể loại múa; thời trang; ghi chú. Có thể dẫn chứng một ví dụ kịch bản phân cảnh âm nhạc múa của đoạn A: Cung đàn buồn trong Thơ múa cung đàn nàng Kiều như sau:

Số

TT

Tiêu

đề

Nội dung

Sân khấu

Múa nhạc

Thể loại

Thời

lượng

Ghi

chú

1

2

3

4

5

6

7

8

Đoạn A: Cung đàn buồn

1

Gảy

đàn

– Kiều ngồi ôm đàn, trầm lặng, suy tư… Gảy đàn từng tư thế, biểu hiện tình cảm, rồi đột ngột gập người, xõa tóc.

– Tập thể múa gõ song loan, nam gảy đàn, tạo hình.

Kiều ngồi trên bục cao ở giữa, hai chim hạc đội nến tạo hình hai bên, tốp nữ ngồi hai hàng chéo hai bên.

Ánh sáng màu nền tím ngắt, đèn màu chiếu theo từng vệt.

Dạo nhạc tự do, chất ca trù ngân nga vang vọng giọng hát nữ vocal.Rồi thánh thót, nức nở trong giọng đơn nữ.

Múa đơn trên nền tập thể nam nữ.

0,30″

 

2

Múa

đàn

Kiểu thể hiện sự diễn biến tâm trạng, gửi gắm nỗi buồn, vui qua cung đàn, lúc da diết, lúc chơi vơi mênh mang biển sở. Kiều đứng vươn người múa ở thế cao, chuyển động rộng khắp sân khấu. Tập thể múa bè đệm ở thế thấp, ánh sáng chiếu theo nàng Kiều.

Tiết tấu, giai điệu nhạc miêu tả tâm trạng nàng Kiều. Nhạc đệm cho múa.

Múa đơn trên nền tập thể nam nữ.

1,00″

 

3

Nỗi niềm

Phát triển khúc múa trên, nỗi buồn của nàng Kiều càng buồn sâu lắng. Nàng cầm đàn kéo đi từng bước, thẫn thờ như chờ đợi một điều gì đó sẽ đến. Vui, buồn đan xen. Tập thể múa nhẹ nhàng hòa cùng tâm trạng của nàng Kiều. Mọi người múa trên sân khấu chuyển động đội hình. Múa phức điệu, tạo hình đột biến ngắt. Tốp nam nữ nhẹ bước ra khỏi sân khấu. Đèn chiếu vào nàng Kiều, ánh sáng khác mờ tối.

Phát triển âm nhạc của khúc múa trên, rồi êm, nhẹ, chậm dần, ngắt im. Sân khấu còn lại mình nàng Kiều đứng như pho tượng.

Múa

đơn

trên

nền

tập

thể.

1,00″

Mô hình sáng tác nhạc cho tác phẩm múa chỉ là tương đối, với ý nghĩa là những gợi mở để các nghệ sĩ sáng tạo tham khảo. Mô hình này còn phụ thuộc vào quy mô, cấp độ của từng thể loại tác phẩm múa, là múa tập thể, múa đơn, múa đôi hay thơ múa, kịch múa mà có thể biến đổi mô hình. Quan trọng là tư duy sáng tác của từng nhạc sĩ. Đối với người nhạc sĩ sáng tác nhạc cho tác phẩm múa, điều quan trọng là thấu hiểu đặc trưng nghệ thuật múa và một số yêu cầu khi sáng tác nhạc múa. Đó là những vấn đề quan trọng, cốt lõi, là cơ sở để tiến hành sáng tác nhạc cho tác phẩm múa thành công.

____________

1. Lê Ngọc Canh, Phương pháp kết cấu kịch bản múa, Nxb Văn hóa  – Thông tin, Hà Nội, 2004, tr.255.

Nguồn : Tạp chí VHNT số 399, tháng 9 – 2017

Tác giả : LÊ ĐẶNG BẢO ANH