Trong quan niệm mang tính “cổ điển” của lí luận văn học Nga – Xôviết, một tác phẩm văn học bất kì nào đó không nằm ngoài cái khung ba phương thức – thể loại: trữ tình, tự sự và kịch. Đại để, tác phẩm văn học, nếu không là thơ thì sẽ là văn xuôi (văn xuôi nghệ thuật – để phân biệt với văn xuôi chính luận và các dạng văn xuôi khác mà ta không thể đưa vào trong cùng khái niệm “văn học”) hoặc là kịch. Cái nhìn phân xuất của lí luận là như vậy, nhưng trên thực tế, đã, đang và sẽ tiếp tục hình thành những tác phẩm mà ta không thể nói xác quyết rằng chúng là đại diện “trong suốt” của bất cứ thể loại nào. Sự kết hợp, trộn lẫn, xuyên thấm giữa những yếu tố hình thức và “cái nhìn bên trong” của các thể loại khác nhau trong cùng một tác phẩm, ở những mức độ đậm nhạt nhất định, đã cho ra đời những sản phẩm “là nó, nhưng đồng thời không chỉ là nó” khá đặc sắc. Trong khuôn khổ bài viết này, chỉ xin được bàn qua về thơ, văn xuôi – nói cụ thể là “truyện” – và những kết hợp nghệ thuật giữa chúng.
Related Posts
Phù sa văn hóa là thuật ngữ ẩn dụ có nội dung quan trọng và sang trọng trong triết lý…
Sáng tác dành cho lứa tuổi thiếu niên (9-15) đang có lổ hổng lớn không chỉ vì chuyện đề tài…
Lịch sử đấu tranh cách mạng tỉnh Quảng Nam không thể không ghi nhận công lao của Võ Quảng, người…
Văn hóa là những giá trị thuộc về con người, của con người, do con người sáng tạo ra, mang…
Nói đến Huế, xưa nay người ta vẫn cho rằng thơ và bút ký là thế mạnh. Nhưng hiện tại,…
Vẫn biết ảnh hưởng qua lại giữa văn học và báo chí là ảnh hưởng song phương, đa chiều nhưng…
Ngôn ngữ thơ là sản phẩm của tư duy và cảm xúc. Để diễn tả cảm xúc bằng ngôn từ…
Ở đâu đó trong các cuộc bàn tròn nghệ thuật người ta hay nói đến hai phương diện lý tính,…
Ngày 9-6-2014, Ban chấp hành TW Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW “Về xây dựng và…
Nhà thơ Bích Khê (1916-1946), tên thật là Lê Quang Lương, sinh trưởng từ xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh,…