20190529 Tuong Dan TQTH

DIỄN TRÌNH MỘT TRĂM NĂM THI PHÁP HỌC TRUNG QUỐC

中国诗学的百年历程

Tác giả: Tưởng Dần

Người dịch: ThS. Nguyễn Thị Bích Đào

Nguồn: Tiểu luận nghiên cứu in trong Trung Quốc thi học中国诗学 , Tập 6, NXB ĐH Nam Kinh 南京大学出版社, tháng 6/1999 (27.800 từ).

Truy xuất từ: http://www.guoxue.com/?p=3482

Tác giả: Tưởng Dần蒋寅, sinh năm 1959 tại thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô; năm 1988, đạt học vị tiến sĩ Văn học tại Đại học Nam Kinh. Hiện là chuyên gia nghiên cứu văn học và hướng dẫn nghiên cứu sinh tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc; hội viên Hiệp hội Tác gia Trung Quốc; tận tâm nghiên cứu văn học cổ đại Trung Quốc, trọng tâm là nghiên cứu thơ Đường. Từ năm 1990 đến nay, ông chủ yếu nghiên cứu thi pháp học cổ điển và lịch sử thi pháp học Trung Quốc, tiến hành công việc tìm kiếm và nghiên cứu các tác phẩm thi pháp học đời Thanh; là tác giả 19 tác phẩm nghiên cứu, 159 tiểu luận nghiên cứu…  (Nguồn: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.)

———

Dẫn nhập

Trung Quốc là đất nước của thơ ca; không chỉ có truyền thống thơ ca lâu đời, mà còn có truyền thống nghiên cứu thơ ca lâu đời; thi pháp học (诗学Thi học) luôn là bộ môn có nội dung phong phú nhất và số lượng lớn nhất trong văn học cổ điển Trung Quốc. Quay nhìn lại một thế kỷ đã qua, thi pháp học vẫn là một phần quan trọng trong suy nghĩ của chúng tôi khi nghiên cứu về văn học cổ điển. Từ đầu thế kỷ trở lại đây, học thuật Trung Quốc hướng đến hiện đại hóa, nghiên cứu thi pháp học ở Trung Quốc đại lục đã trải qua ba giai đoạn phát triển, đó chính là: 1. Cuộc thanh trừ truyền thống thơ ca cổ điển do phong trào Ngũ Tứ Tân văn hóa gây ra; 2. Nghiên cứu lịch sử thơ ca theo lý thuyết văn học chủ đạo là chủ nghĩa Marxism từ những năm 50 đến nay; 3. Nghiên cứu thi pháp học dưới ảnh hưởng trào lưu tư tưởng học thuật hiện đại từ những năm 80 đến nay.

Trước khi trình bày và phân tích một cách cụ thể quá trình kể trên, điều cần thiết trước tiên là kiểm thảo lại một lần nữa khái niệm “thi pháp học Trung Quốc” (“中国诗学/ Trung Quốc thi học”). Bởi vì từ thời cận đại đến nay, giới học thuật sử dụng nội hàm khái niệm này rất khác nhau.

Theo như tôi được biết, tác phẩm Trung Quốc thi học đại cương中国诗学大纲 (Thương Vụ ấn thư quán, 1928) của Dương Hồng Liệt 杨鸿烈đã sử dụng khái niệm “thi pháp học Trung Quốc” (“中国诗学 Trung Quốc thi học”) tương đối sớm, nội dung đề cập đến khá nhiều mặt của thơ Trung Quốc, gồm: định nghĩa, nguồn gốc, phân loại, cấu trúc, phương pháp, chức năng, diễn tiến, v.v… Điền Minh Phàm田明凡 trong công trình Trung Quốc thi học nghiên cứu中国诗学研究 (tự xuất bản; Đại Học xuất bản xã, 1934), nội dung cũng bao quát các vấn đề về diễn biến, thi phái, tức nghiên cứu lịch sử thơ ca. Tác phẩm cùng tên (Trung Quốc thi học đại cương中国诗学大纲) được xuất bản cùng năm với cuốn sách của Dương Hồng Liệt 杨鸿烈, do Giang Hằng Nguyên江恒源 (1885-1961) soạn (Đại Đông thư cục xuất bản), và sau đó là cuốn Trung Quốc thi học thông luận中国诗学通论 (Thương Vụ ấn thư quán, 1930) của Phạm Huống范况thì chỉ dừng lại ở thể tài, phương pháp, lý thuyết cơ bản, v.v… 

Toàn văn bản dịch, xin xem tại đây.