Nhà thơ La Fontaine và trọn bộ trang thơ ấn tượng nhất phần 8

La Fontaine là nhà thơ Pháp duy nhất hiểu và làm chủ những kết cấu tinh vi trong của ngôn ngữ Pháp. Ông là một nhà thơ xuất thân từ gia đình tiểu quý tộc nhưng những trang thơ của ông luôn hướng đến tình yêu thương và sự sẻ chia với những người nghèo. Ông chịu ảnh hưởng các tác giả cổ Hy-La như Esope và Phèdre và ông đã bắt chước một cách rất độc đáo. Hãy cùng chúng tôi đón xem ngay bây giờ nhé!

Sáo mượn lông công

Un paon muait: un geai prit son plumage;
Puis après se l’accommoda;
Puis parmi d’autres paons tout fier se panada,
Croyant être un beau personnage.
Quelqu’un le reconnut: il se vit bafoué,
Berné, sifflé, moqué, joué,
Et par messieurs les paons plumé d’étrange sorte;
Même vers ses pareils s’étant réfugié,
Il fut par eux mis à la porte.
Il est assez de geais à deux pieds comme lui,
Qui se parent souvent des dépouilles d’autrui,
Et que l’on nomme plagiaires.
Je m’en tais, et ne veux leur causer nul ennui:
Ce ne sont pas là mes affaires.

Dịch

Công thay lông, Sáo ta liền nhặt
Mượn lông kia Sáo khoác vào mình
Nhập đàn công… lấy làm vinh
Nhởn nhơ khoe mẽ, ra hình mỹ nhân
Công có chú biết chân tướng Sáo
Cả đàn bèn nào nhạo, nào chê
Nào hầm, nào hứ, nào hè
Vặt cho Sáo đến ê chề, trụi lông
Tìm đồng loại, Sáo hòng lẩn trốn
Cũng bị xua, bị tống cổ đi!
Hạng người như Sáo thiếu gì
Phong lưu bộ mặt, mượn khoe lốt người
Loài ấy gọi là loài đánh cắp
Lấy văn người đem lắp văn ta
Mặc ai, đây chẳng bới ra
Công đâu gây chuyện phiền hà ai chi!

Lạc đà và cây gậy nổi 

Le premier qui vit un chameau
S’enfuit à cet objet nouveau;
Le second approcha; le troisième osa faire
Un licou pour le dromadaire.
L’accoutumance ainsi nous rend tout familier:
Ce qui nous paraissait terrible et singulier
S’apprivoise avec notre vue
Quand ce vient à la continue.
Et puisque nous voici tombés sur ce sujet,
On avait mis des gens au guet,
Qui voyant sur les eaux de loin certain objet,
Ne purent s’empêcher de dire
Que c’était un puissant navire.
Quelques moments après, l’objet devint brûlot,
Et puis nacelle, et puis ballot,
Enfin bâtons flottants sur l’onde.
De loin, c’est quelque chose; et de près, ce n’est rien.

Dịch

Anh thứ nhất thấy lạc đà
Sợ vật lạ, bỏ chạy xa
Anh thứ hai đến lân la
Anh thứ ba tròng cổ đà vào đây
Vật ghê, vật lạ bao tày
Với mắt ta chẳng mấy ngày hoá quen
Trong đề tài ấy cũng nên
Để cho hết ý, kể thêm chuyện này:
Những người gác biển bấy nay
Bỗng trông thấp thoáng lạ thay, vật gì
Họ bảo: E có khi
Một tàu biển lớn xuất kỳ cập biên
Lát sau: Ấy chiếc hoả thuyền
Rồi thì: xuồng tép chẳng phiền ngại chi
Mãi sau: Ờ! Cái bọc gì?
Cuối cùng thấy gậy mấy cây bập bềnh
Truyện này ứng vào lắm anh
Xa trông ra vẻ, lại bên: Không gì

Ếch và chuột

“Tel, comme dit Merlin, cuide engeigner autrui
Qui souvent s’engeigne soi-même”
J’ai regret que ce mot soit trop vieux aujourd’hui:
Il m’a toujours semblé d’une énergie extrême.
Mais afin d’en venir au dessein que j’ai pris,
Un rat plein d’embonpoint, gras et des mieux nourris,
Et qui ne connaissait l’Avent ni le Carême,
Sur le bord d’un marais égayait ses esprits.
Une grenouille approche, et lui dit en sa langue:
“Venez me voir chez moi; je vous ferai festin.”
Messire Rat promit soudain:
Il n’était pas besoin de plus longue harangue.
Elle allégua pourtant les délices du bain,
La curiosité, le plaisir du voyage,
Cent raretés à voir le long du marécage:
Un jour il conterait à ses petits-enfants
Les beautés de ces lieux, les moeurs des habitants,
Et le gouvernement de la chose publique
Aquatique.
Un point, sans plus, tenait le galant empêché:
Il nageait quelque peu, mais il fallait de l’aide.
La grenouille à cela trouve un très bon remède:
Le rat fut à son pied par la patte attaché;
Un brin de jonc en fit l’affaire.
Dans le marais entrés, notre bonne commère
S’efforce de tirer son hôte au fond de l’eau,
Contre le droit des gens, contre la foi jurée;
Prétend qu’elle en fera gorge-chaude et curée;
(C’était, à son avis, un excellent morceau.)
Déjà, dans son esprit la galante le croque.
Il atteste les dieux; la perfide s’en moque:
Il résiste, elle tire. En ce combat nouveau,
Un milan, qui dans l’air planait, faisait la ronde,
Voit d’en haut le pauvret se débattant sur l’onde.
Il fond dessus, l’enlève, et par même moyen
La grenouille et le lien.
Tout en fut: tant et si bien,
Que de cette double proie
L’oiseau se donne au coeur joie,
Ayant de cette façon
A souper chair et poisson.

Dịch

Merlain nói: “Gạt lừa người khác
Thì thường hay lừa gạt chính mình”
Điều này cổ lỗ rành rành
Mà xem sức mạnh thực tình cao siêu
Chú chuột cống ăn nhiều, béo phị
Không ăn chay dù chỉ một lần
Bờ đầm sảng khoái tinh thần
Gặp khi cô ếch lại gần tỉ tê:
“Xin mời bạn đi về nhà tớ
Tớ sẽ khao một bữa tiệc xôm”
Chẳng dài dòng, chuột nhận luôn
Ếch còn viện dẫn cả nguồn thú vui
Được tắm mát, nếm mùi du ngoạn
Dọc đầm lầy thoả mãn hiếu kỳ
Những điều hiếm thấy thiếu gì
Xem xong tất tật khi về kể ra
Cho cháu chắt trong nhà biết được
Cảnh đẹp cùng phong tục cư dân
Biết việc cai trị trong đầm
Cộng đồng dưới nước chuyện gần chuyện xa
Chuột ngượng ngùng chỉ ra một điểm
Là kém rành về chuyện lội bơi
Cần được giúp đỡ mới rồi
Ếch đà có cách tuyệt vời như sau
Lấy sợi cói cột vào chân chuột
Đâu đấy xong đem buộc chân nàng
Thế là cả nàng lẫn chàng
Nhảy xuống đầm nước lên đàng cho mau
Ếch cố kéo chuột sâu xuống đáy
Chống luật chung, phản lại lời thề
Nàng toan xơi tái chuột kia
(Suy tính mọi bề, nghĩ miếng ngon đây)
Thấy như mình đang nhai thịt chuột
Còn chàng thì không ngớt khẩn nài
Xin trời chứng giám việc này
Song ếch cứ bỏ ngoài tai mọi lời
Chuột kháng cự, ếch thời kéo mạnh
Bác diều hâu dang cánh trên cao
Chĩa mắt nhìn xuống rõ sao
Thấy chuột giãy giụa lao xao mặt đầm
Chim lao xuống vuốt chân tóm chuột
Vớ luôn nàng ếch buôc vào chàng
Nhào một lượt được đôi đàng
Ăn hai thứ thịt lòng càng thêm vui
Mưu mô tính toán kỹ rồi
Có khi gây hại cho người nghĩ ra
Việc làm nham hiểm ranh ma
Se quay mũi lại tác gia là thường

Ngựa báo thù hươu

De tout temps les Chevaux ne sont nés pour les hommes.
Lorsque le genre humain de gland se contentait,
Ane, Cheval, et Mule, aux forêts habitait;
Et l’on ne voyait point, comme au siècle où nous sommes,
Tant de selles et tant de bâts,
Tant de harnois pour les combats,
Tant de chaises, tant de carrosses,
Comme aussi ne voyait-on pas
Tant de festins et tant de noces.
Or un Cheval eut alors différent
Avec un Cerf plein de vitesse,
Et ne pouvant l’attraper en courant,
Il eut recours à l’Homme, implora son adresse.
L’Homme lui mit un frein, lui sauta sur le dos,
Ne lui donna point de repos
Que le Cerf ne fût pris, et n’y laissât la vie;
Et cela fait, le Cheval remercie
L’Homme son bienfaiteur, disant: Je suis à vous;
Adieu. Je m’en retourne en mon séjour sauvage.
– Non pas cela, dit l’Homme; il fait meilleur chez nous:
Je vois trop quel est votre usage.
Demeurez donc; vous serez bien traité.
Et jusqu’au ventre en la litière.
Hélas! que sert la bonne chère
Quand on n’a pas la liberté
Le Cheval s’aperçut qu’il avait fait folie;
Mais il n’était plus temps : déjà son écurie
Etait prête et toute bâtie.
Il y mourut en traînant son lien.
Sage s’il eût remis une légère offense.

Quel que soit le plaisir que cause la vengeance,
C’est l’acheter trop cher, que l’acheter d’un bien
Sans qui les autres ne sont rien.

Dịch

Ngựa há phải sinh cho người vỗ
Thuở người còn ở lỗ ăn lông
Ngựa, lừa, la, vẫn chạy rông
Tự do sinh sống ở trong cõi rừng
Khác thời ta, chưa từng ai thấy
Bao bộ đồ thắng đái yên cương
Đồ trang bị ngựa chiến trường
Nghênh ngang xa giá, chật đường song loan
Cũng ít thấy liên hoan khánh tiết
Chẳng liên miên yến tiệc xa hoa
Một con Tuấn mã ngày xưa
Với Hươu có sự bất hòa chấp tranh
Chỉ vì Hươu phóng nhanh như gió
Ngựa chạy không kịp nó, ức tình
Ghen hơi tức khí đua ganh
Phải van người giỏi giúp mình ra tay
Người thuận giúp mắc ngay hàm thiếc
Nhảy lên lưng, cứ riết ra roi
Không còn cho ngựa nghỉ ngơi
Kỳ cho Hươu bị bắt, rồi bỏ thây
Xong việc, Ngựa ơn thầy đa tạ
Nói: “Một lòng một dạ từ đây
Cáo từ, xin hãy chia tay
Bây giờ tôi lại xin quay về ngàn”
Người rằng: “Hãy khoan khoan, không được!
Ở nhà ta sung túc đâu bằng
Dùng mi ta rõ khả năng
Ở đây mi được chăm bằng thỏa thuê
Máng cỏ nõn đầy kề ngang miệng
Ổ rơm êm phủ đến tận hông”
Than ôi! Nô lệ vào tròng
Ấm no mà chẳng thong dong sướng gì?
Ngựa mới biết hành vi quá dại
Muộn quá rồi, đã cái chuồng đây
Chết đi còn kéo lê dây
Nếu khôn, hận nhỏ trước đây sá gì!
Báo được thù tuy dạ hả hê
Trả bằng giá đắt, dại nên chê
Tự do đã mất khôn mua chuộc
Của khác thôi còn quí giá chi!

Cáo và pho tượng

Les Grands, pour la plupart, sont masques de théâtre;
Leur apparence impose au vulgaire idolâtre.
L’âne n’en sait juger que par ce qu’il en voit:
Le Renard, au contraire, à fond les examine,
Les tourne de tout sens; et, quand il s’aperçoit
Que leur fait n’est que bonne mine,
Il leur applique un mot qu’un Buste de héros
Lui fit dire fort à propos.
C’était un Buste creux, et plus grand que nature.
Le Renard, en louant l’effort de la sculpture:
«Belle tête, dit-il, mais de cervelle point.»
Combien de grands Seigneurs sont Bustes en ce point!

Dịch

Làm quan lớn có đeo mặt nạ
Cái mã ngoài may doạ thằng ngây
Lừa ngu tin cái bề ngoài
Cáo khôn trái lại xét soi đến cùng
Xoay mọi mặt khi trông thấy rõ
Thấy loè đời ở bộ mặt thôi
Cáo ta nhắc lại những lời
Nó dùng phê tượng một ngài lừng danh:
Cũng là tượng, rỗng tuênh rỗng tuếch
Cũng to hơn người thiệt rất nhiều
Khen tài tạc tượng cao siêu
Cáo rằng: “Đầu bảnh, phải điều óc không”
Đại thần giống tượng, khối ông

Sói, dê mẹ và dê con

La Bique allant remplir sa traînante mamelle
Et paître l’herbe nouvelle,
Ferma sa porte au loquet,
Non sans dire à son Biquet:
Gardez-vous sur votre vie
D’ouvrir que l’on ne vous die,
Pour enseigne et mot du guet:
Foin du Loup et de sa race!
Comme elle disait ces mots,
Le Loup de fortune passe;
Il les recueille à propos,
Et les garde en sa mémoire.
La Bique, comme on peut croire,
N’avait pas vu le glouton.
Dès qu’il la voit partie, il contrefait son ton,
Et d’une voix papelarde
Il demande qu’on ouvre, en disant Foin du Loup,
Et croyant entrer tout d’un coup.
Le Biquet soupçonneux par la fente regarde.
Montrez-moi patte blanche, ou je n’ouvrirai point,
S’écria-t-il d’abord. (Patte blanche est un point
Chez les Loups, comme on sait, rarement en usage.)
Celui-ci, fort surpris d’entendre ce langage,
Comme il était venu s’en retourna chez soi.
Où serait le Biquet s’il eût ajouté foi
Au mot du guet, que de fortune
Notre Loup avait entendu?
Deux sûretés valent mieux qu’une,
Et le trop en cela ne fut jamais perdu.

Dịch

Muốn đầy căng vú thõng
Mẹ Dê kiếm cỏ non
Ra đi, cài chặt cửa
Không quên dặn dê con:
“Con ơi, phải khôn hồn
Bất cứ ai gọi cửa
Phải coi chừng, chớ mở
Nếu mật hiệu hô sai:
“Diệt sói, diệt cả nòi”
Mẹ Dê đang mải dặn lời
Bỗng đâu chó sói tới nơi tình cờ
Lắng nghe vừa đúng thời cơ
Nhẩm câu dê mẹ dặn dò nhập tâm
Như ta có thể tin rằng
Không trông thấy gã cha căng háu mồi
Mẹ Dê sơ ý vậy thôi
Sói chờ lúc nó vừa dời chân đi
Đến gõ cửa, mạo giọng dê
Hô câu “Diệt sói” lăm le chực vào
Dê con chưa đủ tin nào
Nhìn qua khe cửa thoạt đầu quát ngay:
“Hãy giơ chân trắng ra đây
Nếu không, đếch mở!” Xưa nay lạ gì
Tông môn nhà sói đen sì
Nhìn xem bốn cẳng ít khi trắng ngà
Sói nghe câu nói bất ngờ
Nãy trơ mõm đến, giờ trơ mõm về
Khen thay chú bé nhà dê
Sói đơm khẩu hiệu, nếu nghe nhập nhằng
Có khi đã chết nhăn răng
Cho hay một chắc, không bằng thêm hai
Chữ rằng: “Cẩn tắc…” không sai

Chó sói, bà mẹ và đứa con

Ce loup me remet en mémoire
Un de ses compagnons qui fut encor mieux pris:
Il y périt. Voici l’histoire:
Un villageois avait à l’écart son logis.
Messer Loup attendait chape-chute à la porte;
Il avait vu sortir gibier de toute sorte,
Veaux de lait, agneaux et brebis
Régiments de dindons, enfin bonne provende.
Le larron commençait pourtant à s’ennuyer.
Il entend un enfant crier:
La mère aussitôt le gourmande,
Le menace, s’il ne se tait,
De le donner au loup. L’animal se tient prêt,
Remerciant les dieux d’une telle aventure,
Quand la mère, apaisant sa chère géniture,
Lui dit: « Ne criez point, s’il vient, nous le tuerons.
Qu’est ceci? s’écria le mangeur de moutons:
Dire d’un, puis d’un autre! Est-ce ainsi que l’on traite
Les gens faits comme moi? me prend-on pour un sot?
Que quelque jour ce beau marmot
Vienne au bois cueillir la noisette!»
Comme il disait ces mots, on sort de la maison:
Un chien de cour l’arrête; épieux et fourche-fières
L’ajustent de toutes manières.
«Que veniez-vous chercher en ce lieu?» lui dit-on.
Aussitôt il conta l’affaire.
«Merci de moi! lui dit la mère;
Tu mangeras mon fils! l’ai-je fait à dessein
Qu’il assouvisse un jour ta faim?»
On assomma la pauvre bête.
Un manant lui coupa le pied droit et la tête:
Le seigneur du village à sa porte les mit;
Et ce dicton picard à l’entour fut écrit:
«Biaux chires leups, n’écoutez mie
Mère tenchent chen fieux qui crie.»

Dịch

Con sói kia làm tôi nhớ lại
Đời bạn y tệ hại hơn nhiều
Trong chuyện sau đời hắn bị tiêu:
Trước cửa một căn nhà tách biệt
Ngài Sói ta rình riết ngày đêm
Cả kho dự trữ gợi thèm
Bê non, cừu nhỏ, nào chiên nào gà
Tên kẻ cắp chờ đà chán chết
Bỗng nhiên nghe tiếng hát trẻ thơ
Tiếng bà mẹ mắng bất ngờ
Doạ không chịu lặng thì đưa sói vồ
Sói cám ơn trời cho chuyện ấy
Đã sẵn sàng nhưng lại nghe thêm
Tiếng bà dịu giọng động viên:
“Đừng kêu, nó đến giết liền không tha”
Sói thốt lên: “Thật là quá quắt
Nói và làm khác thật hay sao?
Sói này chẳng phải ngốc đâu
Mà họ xử sự ngõ hầu xem khinh!
Ước gì thằng bé xinh xinh
Vào rừng hái quả một mình rồi coi”
Sói dứt lời, mọi người ra tới
Chó xồm liền giữ sói đứng yên
Đinh ba, lao nhọn vung lên:
“Việc chi mày xuống tận miền này đây?”
Nghe xong điều sói giãi bày
Bà mẹ liền nói: “Xin mày thương tao!
Định ăn thịt con tao đấy hẳn?
Tao nuôi con để tặng cho mày
Để mày đánh chén no say?”
Sói ta bị hạ thủ ngay tức thì
Chặt đầu, một chân đem đi
Trình lên lãnh chúa quyền uy trong làng
Vị này bèn cho mang ra cửa
Trưng bày kèm ngạn ngữ liền bên:
“Xin quý vị sói chớ tin
Lời bà mẹ mắng con mình đang la”

Cụ già và các con

Toute puissance est faible, à moins que d’être unie.
Ecoutez là-dessus l’esclave de Phrygie.
Si j’ajoute du mien à son invention,
C’est pour peindre nos moeurs, et non point par envie;
Je suis trop au-dessous de cette ambition.
Phèdre enchérit souvent par un motif de gloire;
Pour moi, de tels pensers me seraient malséants.
Mais venons à la Fable ou plutôt à l’Histoire
De celui qui tâcha d’unir tous ses enfants.
Un Vieillard prêt d’aller où la mort l’appelait:
Mes chers enfants, dit-il (à ses fils, il parlait),
Voyez si vous romprez ces dards liés ensemble;
Je vous expliquerai le noeud qui les assemble.
L’aîné les ayant pris, et fait tous ses efforts,
Les rendit, en disant: “Je le donne aux plus forts.”
Un second lui succède, et se met en posture;
Mais en vain. Un cadet tente aussi l’aventure.
Tous perdirent leur temps, le faisceau résista;
De ces dards joints ensemble un seul ne s’éclata.
Faibles gens! dit le père, il faut que je vous montre
Ce que ma force peut en semblable rencontre.
On crut qu’il se moquait; on sourit, mais à tort.
Il sépare les dards, et les rompt sans effort.
Vous voyez, reprit-il, l’effet de la concorde.
Soyez joints, mes enfants, que l’amour vous accorde.
Tant que dura son mal, il n’eut autre discours.
Enfin se sentant prêt de terminer ses jours:
Mes chers enfants, dit-il, je vais où sont nos pères.
Adieu, promettez-moi de vivre comme frères;
Que j’obtienne de vous cette grâce en mourant.
Chacun de ses trois fils l’en assure en pleurant.
Il prend à tous les mains ; il meurt; et les trois frères
Trouvent un bien fort grand, mais fort mêlé d’affaires.
Un créancier saisit, un voisin fait procès.
D’abord notre Trio s’en tire avec succès.
Leur amitié fut courte autant qu’elle était rare.
Le sang les avait joints, l’intérêt les sépare.
L’ambition, l’envie, avec les consultants,
Dans la succession entrent en même temps.
On en vient au partage, on conteste, on chicane.
Le Juge sur cent points tour à tour les condamne.
Créanciers et voisins reviennent aussitôt;
Ceux-là sur une erreur, ceux-ci sur un défaut.
Les frères désunis sont tous d’avis contraire:
L’un veut s’accommoder, l’autre n’en veut rien faire.
Tous perdirent leur bien, et voulurent trop tard
Profiter de ces dards unis et pris à part.

Dịch

Một cụ già sắp quy tiên
Gọi ba con đến kề bên bảo rằng:
Các con, đây bó que khăng
Các con thử bẻ được chăng, xem nào
Rồi cha sẽ giảng thấp cao
Mối gì gắn bó que vào một thanh
Cậu Cả gắng sức bình sinh
Hoài công: -Nhường các chú mình khỏe hơn
Cậu Hai tiếp lấy, lên gân
Cũng không bẻ nổi, đến lần cậu Ba
Cả ba cậu mất thời giờ
Bó khăng chẳng chuyển, que gô chặt rồi
Chẳng cái nào bị gẫy rời
Bấy giờ cha mới ngỏ lời khoan thai:
Yếu sao yếu vậy sức trai!
Để cha tỏ rõ cho coi sức già
Mọi người tưởng cụ nói ngoa
Mỉm cười nghi hoặc hóa ra cưới xằng
Cụ già liền tháo bó khăng
Bẻ từng cái một dễ dành như chơi
Đồng lòng mạnh thế con ơi!
Thuận hòa gắn bó một đời thương nhau
Cụ già giở bệnh ít lâu
Vẫn không thêm bớt trước sau một lời
Sau nghe mình sắp lìa đời
Trối trăn cụ lại đôi hồi mấy câu:
Các con ở lại cùng nhau
Để cha vĩnh biệt về chầu tổ tiên
Lời cha căn dặn chớ quên
Anh em như khúc ruột liền sống chung
Cha chờ lời hứa cuối cùng
Buông tay nhắm mắt, lòng không hận gì
Các con khóc lóc xin thề
Đưa tay cụ nắm, cụ về âm cung
Gia tài ba cậu hưởng chung
Của nhiều, việc rối bòng bong cũng nhiều
Kẻ kiện nợ, người đơn kêu
Tay ba đoàn kết, mọi điều cũng êm
Tình hiếm có, ắt chẳng bền
Chẳng bao lâu khúc ruột liền phân chia
Máu đào gắn bó xưa kia
Ngày nay mối lợi làm lìa nhau ra
Tham lam ganh tị bất hòa
Thầy cò thầy kiện một hùa kéo vô
Chia gia tài khá gay go
Cãi nhau phần nhỏ phần to tranh giành
Quan tòa tứ đốm tam khoanh
Lần lần kết án hết anh đến chàng
Rồi thì chủ nợ lân bang
Kẻ đòi đền thiệt, người toan sửa lầm
Anh em nhà mất đồng tâm
Người ưng thỏa thuận, người ngầm phá ngang
Thế là sẩy nghé tan đàn
Gia tài khánh kiệt, thở than chậm rồi
Que khăng bó chặt tách rời
Tiếc thay! chẳng rút được bài học hay

Con mắt chủ nhân

Un Cerf s’étant sauvé dans une étable à boeufs
Fut d’abord averti par eux
Qu’il cherchât un meilleur asile.
Mes frères, leur dit-il, ne me décelez pas :
Je vous enseignerai les pâtis les plus gras ;
Ce service vous peut quelque jour être utile,
Et vous n’en aurez point regret.
Les Boeufs à toutes fins promirent le secret.
Il se cache en un coin, respire, et prend courage.
Sur le soir on apporte herbe fraîche et fourrage
Comme l’on faisait tous les jours.
L’on va, l’on vient, les valets font cent tours.
L’Intendant même, et pas un d’aventure
N’aperçut ni corps, ni ramure,
Ni Cerf enfin. L’habitant des forêts
Rend déjà grâce aux Boeufs, attend dans cette étable
Que chacun retournant au travail de Cérès,
Il trouve pour sortir un moment favorable.
L’un des Boeufs ruminant lui dit : Cela va bien ;
Mais quoi ! l’homme aux cent yeux n’a pas fait sa revue.
Je crains fort pour toi sa venue.
Jusque-là, pauvre Cerf, ne te vante de rien.
Là-dessus le Maître entre et vient faire sa ronde.
Qu’est-ce-ci ? dit-il à son monde.
Je trouve bien peu d’herbe en tous ces râteliers.
Cette litière est vieille : allez vite aux greniers.
Je veux voir désormais vos bêtes mieux soignées.
Que coûte-t-il d’ôter toutes ces araignées ?
Ne saurait-on ranger ces jougs et ces colliers ?
En regardant à tout, il voit une autre tête
Que celles qu’il voyait d’ordinaire en ce lieu.
Le Cerf est reconnu ; chacun prend un épieu ;
Chacun donne un coup à la bête.
Ses larmes ne sauraient la sauver du trépas.
On l’emporte, on la sale, on en fait maint repas,
Dont maint voisin s’éjouit d’être.
Phèdre sur ce sujet dit fort élégamment :
Il n’est, pour voir, que l’oeil du Maître.
Quant à moi, j’y mettrais encor l’oeil de l’Amant.

Dịch

Nai kia rúc chuồng bò lánh nạn
Thoạt tiên đàn bò khuyên bạn
Hãy tìm nơi trú ẩn chắc hơn
Nói rằng: “Miễn các bạn giấu xong
Em sẽ mách mấy đám cỏ bồng ngon bở
Ơn các bạn sẽ có ngày em báo bổ
Chẳng hoài chi và cũng không hối tiếc đâu!”
Nai nhẹ nhõm chui vào một xó
Chiều đến bọn người nhà thay rơm bỏ cỏ
Như lệ thường chiều nọ tối kia
Chúng lại chúng qua trăm bận đi về
Bao nô bộc cả quản gia nữa đấy
Thế mà chẳng một au chộp thấy
Một khoảnh da một nhánh gạc, huống là nai
Dân rừng ta cảm ơn bạn hết lời
Nằm trong xó chờ người đi việc tất
Phút thuận lợi sẽ chuồn ngay tức khắc
Một con bò nhai lại cỏ bảo nai ta:
“Tốt lắm rồi. Nhưng người trăm mắt chửa kiểm tra
Hắn mà đến tôi e cho bạn đấy
Khổ thân bạn, đừng hí hửng gì trước lúc ấy”
Vừa dứt lời chủ nhân đến dạo quanh
“Cái gì thế này? – Ông chất vấn gia đinh
Máng sao quá lơ thơ cỏ vậy?
Ổ rơm nát mau vào kho mà lấy
Ta muốn từ nay bò phải được chăm hơn
Mất công gì nếu quét mạng nhện sạch trơn
Sao không xếp ách, xếp dây tròng cho gọn hả?”
Nhìn đó nhìn đây ông thấy một cái đầu là lạ
Khác những đầu thường thấy ở nơi đây
Nai bị lộ rồi gậy giáo bủa vây
Người này đánh kẻ kia đâm một nhát
Dù tuôn lệ nai cũng không sao thoát
Họ lôi ra xẻ ướp muối, sửa tiệc tùng
Có láng giềng bao kẻ đến vui chung
Nhà ngụ ngôn xưa bình một câu lý thú:
Rõ tinh thay con mắt người làm chủ
Tôi muốn thêm: Con mắt người yêu đâu kém chứ?

La Fontaine được coi là một tác giả viết nhiều thể văn khác nhau, kể cả văn chương tôn giáo, nhưng người đời sau chỉ biết đến ông qua những thơ ngụ ngôn và những truyện ngắn. Hãy cùng nhau cảm nhận những trang thơ đặc sắc của nhà thơ kiệt xuất này các bạn nhé!